Phạm vi thực hiện quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được hướng dẫn ra sao theo quy định mới nhất?
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng có phải là quyền tác giả không?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này. Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả.
3. Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;
b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
Như vậy, theo quy định trên thì quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một loại quyền tài sản thuộc quyền tác giả.
Phạm vi thực hiện quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được hướng dẫn ra sao theo quy định mới nhất?
Phạm vi thực hiện quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được hướng dẫn ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc phương tiện kỹ thuật khác tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm.
Cụ thể, phạm vi thực hiện quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng được hướng dẫn như sau:
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng | Phạm vi |
Đối với tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ, tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết | Thuyết trình, trình bày làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác |
Đối với tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh | Triển lãm, trưng bày, trình chiếu để công chúng xem bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm |
Đối với tác phẩm âm nhạc | Biểu diễn làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu cho công chúng |
Đối với tác phẩm điện ảnh | Trình chiếu làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm điện ảnh thông qua các phương tiện kỹ thuật |
Trong đó, công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm.
Hành vi nào bị xem là xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng?
Căn cứ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 66 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả
1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
...
e) Xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng: Biểu diễn, đọc, trưng bày, triển lãm, trình chiếu, trình diễn tác phẩm tại nơi công cộng hoặc nơi bán vé, thu tiền vào cửa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 và Điều 25a của Luật Sở hữu trí tuệ;
Như vậy, hành vi bị xem là xâm phạm quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm:
- Biểu diễn, đọc, trưng bày, triển lãm, trình chiếu, trình diễn tác phẩm tại nơi công cộng mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả;
- Biểu diễn, đọc, trưng bày, triển lãm, trình chiếu, trình diễn tác phẩm nơi bán vé, thu tiền vào cửa mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm học 2024 2025 dành cho học sinh toàn quốc?
- Tổng hợp mẫu bản kiểm điểm cuối năm dành cho cá nhân trong hệ thống chính trị mới nhất hiện nay?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?