Phạm vi thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán được quy định như thế nào?
- Phạm vi thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của đoàn kiểm toán được quy định như thế nào?
- Giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán thông qua thẩm định kế hoạch kiểm toán về những nội dung gì?
- Giám sát giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm toán viên nhà nước về những nội dung gì?
Phạm vi thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của đoàn kiểm toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024 như sau:
Vụ CĐ&KSCLKT thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán
1. Phạm vi, địa điểm giám sát
a) Phạm vi giám sát
a.1) Giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán được thực hiện đối với tất cả các cuộc kiểm toán do KTNN thực hiện.
a.2) Giám sát hoạt động của Đoàn kiểm toán thực hiện thông qua việc thẩm định KHKT tổng quát; theo dõi NKKT điện tử; soát xét, đánh giá các tài liệu kiểm toán của Đoàn kiểm toán, của đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán gửi Vụ CĐ&KSCLKT theo quy định của KTNN; thẩm định BCKT; không soát xét các bằng chứng kiểm toán và các hồ sơ, tài liệu kiểm toán không đính kèm trên NKKT điện tử.
b) Địa điểm giám sát: Tại trụ sở KTNN.
...
Như vậy, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán trong phạm vi:
- Tất cả các cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện.
- Thông qua việc thẩm định các kế hoạch kiểm toán tổng quát;
- Theo dõi nhật ký kiểm toán điện tử;
- Soát xét đánh giá các các tài liệu kiểm toán;
- Thẩm định báo cáo kiểm toán.
Lưu ý: Không soát xét các bằng chứng kiểm toán và các hồ sơ tài liệu kiểm toán không đính kèm trên nhật ký kiểm toán điện tử.
Phạm vi thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán thông qua thẩm định kế hoạch kiểm toán về những nội dung gì?
Căn cứ theo quy đinh tại điểm a khoản 2 Điều 17 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024 thì Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện giám sát hoạt động kiểm toán của Đoàn kiểm toán thông qua thẩm định kế hoạch kiểm toán tổng quát về những nội dung sau:
(1) Đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán theo hướng dẫn của KTNN, phù hợp và logic với thông tin đã thu thập;
(2) Xây dựng mục tiêu, nội dung kiểm toán phù hợp với thông tin khảo sát đã thu thập và các quy định, hướng dẫn về công tác xây dựng KHKT năm, các quy định khác có liên quan của KTNN;
(3) Xác định thời gian, phạm vi, giới hạn, phương pháp và thủ tục kiểm toán phù hợp với mục tiêu, nội dung kiểm toán và hướng dẫn, quy định của KTNN;
(4) Bố trí thời gian và nhân sự các Tổ kiểm toán hợp lý, phù hợp với phương án tổ chức kiểm toán năm được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN và các quy định khác có liên quan.
Giám sát giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm toán viên nhà nước về những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Quy chế Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 477/QĐ-KTNN năm 2024, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán giám sát giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Kiểm toán viên nhà nước về những nội dung sau:
- Tuân thủ kế hoạch kiểm toán chi tiết và kế hoạch kiểm toán chi tiết điều chỉnh (nếu có), kế hoạch kiểm tra, đối chiếu và kế hoạch kiểm tra, đối chiếu điều chỉnh (nếu có) được phê duyệt về nội dung, phạm vi, giới hạn, thời gian thực hiện kiểm toán và kiểm tra, đối chiếu.
- Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm toán và quy định về chuyên môn, nghiệp vụ theo Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, quy định về kiểm tra, đối chiếu và các hướng dẫn kiểm toán có liên quan.
- Kiểm tra bằng chứng kiểm toán đảm bảo yêu cầu đầy đủ và thích hợp (đối với trường hợp bằng chứng được đính kèm trên nhật ký kiểm toán điện tử) với các kết quả kiểm toán trong nhật ký kiểm toán điện tử, kết quả và đánh giá, xác nhận trong biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán, biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm tra, đối chiếu, biên bản kiểm tra, đối chiếu và biên bản kiểm toán.
- Ghi chép nhật ký kiểm toán kịp thời, đầy đủ nội dung công việc thực hiện, các số liệu, tài liệu, hoặc hồ sơ kiểm toán trong ngày; kết quả kiểm toán, điều chỉnh kết quả kiểm toán (nếu có), lý do thay đổi kết quả kiểm toán; dẫn chiếu đầy đủ cơ sở pháp lý, đính kèm bằng chứng kiểm toán đầy đủ, phù hợp với kết quả kiểm toán.
- Chọn mẫu một số biển bản xác nhận kiểm toán; biên bản kiểm tra, đối chiếu (nếu có) để đánh giá:
(1) Tuân thủ quy định về thể thức, nội dung ghi chép;
(2) Xác nhận đầy đủ các nội dung kiểm toán theo kế hoạch đã được phê duyệt;
(3) Phù hợp với phạm vi, giới hạn kiểm toán tại KHKT chi tiết; kế hoạch kiểm tra, đối chiếu đã được phê duyệt;
(4) Số liệu và tình hình kiểm toán xác nhận phù hợp với kết quả kiểm toán ghi trong NKKT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?