Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào? Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Cho tôi hỏi phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào? Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Xuân Đào ở Đồng Nai.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo những căn cứ nào?

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

Căn cứ xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.
3. Hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước.
4. Các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này.

Theo quy định trên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; địa điểm địa hình, địa chất, thủy văn, môi trường, sinh thái; diễn biến lòng dẫn, bờ sông, suối, kênh, rạch.

Đồng thời phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước còn được xác định theo hiện trạng sử dụng đất, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực ven nguồn nước và các quy định cụ thể về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước.

Hành lang bảo vệ nguồn nước

Hành lang bảo vệ nguồn nước (Hình từ Internet)

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện được quy định thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi như sau:

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi
1. Đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.
2. Đối với các loại hồ chứa thủy điện, thủy lợi khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Theo đó, đối với hồ chứa thủy điện có dung tích lớn hơn một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) hoặc có dung tích từ mười triệu mét khối (10.000.000 m3) đến một tỷ mét khối (1.000.000.000 m3) nhưng nằm ở địa bàn dân cư tập trung, địa bàn có công trình quốc phòng, an ninh thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng mực nước cao nhất ứng với lũ thiết kế đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Đối với các loại hồ chứa thủy điện khác thì phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước là vùng tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập đến đường biên có cao trình bằng cao trình giải phóng mặt bằng lòng hồ.

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên được xác định thế nào?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định về phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác như sau:

Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác
1. Đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.
2. Đối với đầm, phá tự nhiên và các nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa và bảo vệ, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ.
3. Trường hợp nguồn nước nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.

Như vậy, đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ.

Bảo vệ nguồn nước
Hồ chứa thủy điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
Pháp luật
Hồ chứa thủy điện là gì? Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khả năng xả lũ là gì? Kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa thủy điện có phải là nội dung kiểm định an toàn không?
Pháp luật
Vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt?
Pháp luật
Chủ sở hữu hồ chứa thủy điện có phải công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt không?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký an toàn công trình hồ chứa thủy điện năm 2025? Tải mẫu tờ khai đăng ký an toàn công trình hồ chứa thủy điện?
Pháp luật
Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa thủy điện năm 2025 theo Nghị định 62 gồm những gì?
Pháp luật
Đóng cửa xả đáy là sao? Lệnh đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang lúc 8h ngày 11/9/2024 thế nào?
Pháp luật
Hồ Thác Bà nằm trên sông nào? Hồ Thác Bà ở đâu? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong vùng hồ Thác Bà?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ nguồn nước
5,940 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN

XEM NHIỀU NHẤT
Pháp luật
Đã có danh sách Chủ tịch 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành từ ngày 12/6/2025 chưa?
Pháp luật
Danh sách 6 bí thư thành ủy, 28 bí thư tỉnh ủy được Ban Bí thư chỉ định hoàn thành đồng bộ với việc sáp nhập 34 tỉnh thành trước ngày nào?
Pháp luật
Chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% từ ngày 1/7/2025 đến hết 31/12/2026? Mở rộng đối tượng giảm thuế GTGT ra sao?
Pháp luật
Đã có bảng lương giáo viên mới theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 chưa?
Pháp luật
Danh sách 34 Chủ tịch, Bí thư tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh thành từ 12/6/2025 do ai chỉ định?
Pháp luật
Danh sách 3321 Chủ tịch UBND cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh, xã 2025 được ưu tiên bố trí ra sao?
Pháp luật
Truyền hình trực tiếp công bố danh sách 23 Chủ tịch, Bí thư tỉnh mới 2025 sau sáp nhập ngày 30/6/2025 ra sao?
Pháp luật
Toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã cả nước năm 2025? Tải toàn bộ 34 Nghị quyết sắp xếp xã phường?
Pháp luật
Danh sách 19 Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh mới nhất và 4 Chủ tịch, Phó Chủ tịch thành phố sau sáp nhập công bố chính thức ở đâu?
Pháp luật
Từ 01/7/2025, tổ chức, doanh nghiệp không có tài khoản định danh điện tử có đăng nhập hệ thống thuế điện tử được không?

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào