Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động?
- Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động không?
- Doanh nghiệp dịch vụ nhận bảo lãnh người lao động đi làm ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ gì?
- Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh có bắt buộc lập thành văn bản không?
Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:
Nội dung hợp đồng bảo lãnh
...
2. Phạm vi bảo lãnh
Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:
a) Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
b) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
c) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
...
Như vậy, phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động khi chưa thanh toán.
Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có bao gồm việc thanh toán tiền dịch vụ cho người lao động? (hình từ internet)
Doanh nghiệp dịch vụ nhận bảo lãnh người lao động đi làm ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ nhận bảo lãnh như sau:
* Quyền của doanh nghiệp dịch vụ
(1) Yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
(2) Yêu cầu bên bảo lãnh chuyển giao giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của mình và các loại giấy tờ cần thiết khác;
(3) Yêu cầu bên bảo lãnh có các biện pháp vận động, giáo dục bên được bảo lãnh thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh;
(4) Yêu cầu bên bảo lãnh đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để xử lý trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh;
(5) Yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh.
* Nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
(1) Thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
(2) Thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho bên bảo lãnh các quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
(3) Thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh theo yêu cầu của bên bảo lãnh;
(4) Giữ gìn, bảo quản, không làm hư hỏng, mất giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên nhận bảo lãnh giữ giấy tờ, tài liệu này. Trong trường hợp làm hư hỏng hoặc mất giấy tờ, tài liệu, bên nhận bảo lãnh phải bồi thường thiệt hại;
(5) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi phát sinh căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
- Nếu bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bên nhận bảo lãnh phải nêu rõ lý do trong thông báo về việc bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn;
(6) Cung cấp cho bên bảo lãnh giấy tờ, tài liệu chứng minh về nghĩa vụ của bên được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh, thiệt hại do bên được bảo lãnh gây ra;
(7) Thông báo cho bên bảo lãnh về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;
(8) Hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;
(9) Thông báo cho bên được bảo lãnh việc bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh có bắt buộc lập thành văn bản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Thanh lý hợp đồng bảo lãnh
1. Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng.
Theo quy định trên, việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh.
Như vậy, việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh bắt buộc lập thành văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ số DXY là gì? Thành phần tạo nên chỉ số DXY? Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua hình thức nào?
- Thuế môn bài năm 2025 mới nhất: Tổng hợp những thông tin quan trọng cần biết và phải nắm rõ là gì?
- Người đi bộ qua đường không giơ tay xin đường có thể bị phạt tiền theo quy định mới tại Nghị định 168?
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?