Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
- Bên bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
- Trường hợp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hiệu lực thì cần thanh lý hợp đồng trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phạm vi bảo lãnh như sau:
Nội dung hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Các bên tham gia
a) Bên bảo lãnh là cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật số 69/2020/QH14;
b) Bên được bảo lãnh là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Bên nhận bảo lãnh là doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Phạm vi bảo lãnh
Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:
a) Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
b) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
c) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Theo quy định trên thì bên bảo lãnh (tổ chức, cá nhân) cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thể bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây:
(1) Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
(2) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
(3) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Phạm vi bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bên bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH thì bên bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hưởng một số quyền lợi như sau:
(1) Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên có liên quan thông tin đầy đủ, chính xác về quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh;
(2) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thông báo về nơi làm việc, tình hình việc làm, thu nhập, sức khoẻ, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt của bên được bảo lãnh;
(3) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết với bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
(4) Yêu cầu bồi thường thiệt hại và sử dụng số tiền bồi thường thiệt hại đó để bù trừ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh (nếu có) trong trường hợp bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ nêu tại các điểm d1), d2), d4) và d8) Điều này mà gây thiệt hại cho bên bảo lãnh;
(5) Được bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh thông báo về việc bên được bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh;
(6) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả giấy tờ, tài liệu chứng minh khả năng tài chính, năng lực, uy tín của bên bảo lãnh (nếu có) khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt;
(7) Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(8) Yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện trong trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh.
Trường hợp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài hết hiệu lực thì cần thanh lý hợp đồng trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định về việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh như sau:
Thanh lý hợp đồng bảo lãnh
1. Thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh được lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh, trong đó ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng
Như vậy, thời hạn thanh lý hợp đồng bảo lãnh là 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày chấm dứt bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi tiến hành thanh lý hợp đồng bảo lãnh thì các bên cần phải lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong văn bản hủy bỏ việc bảo lãnh hoặc văn bản thỏa thuận chấm dứt bảo lãnh.
Trong văn bản cần ghi rõ mức độ thực hiện những nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh của các bên, trách nhiệm của các bên (nếu có) do phải thanh lý hợp đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?