Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ?
- Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ?
- Khi phát hiện phạm nhân đang chấp hành án phạt tù mang các loại công cụ hỗ trợ bị cấm vào cơ sở giam giữ thì cán bộ trại giam có trách nhiệm gì?
- Các loại công cụ hỗ trợ bị cấm sau khi thu giữ được xử lý thế nào?
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ?
Các loại công cụ hỗ trợ bị cấm được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA như sau:
Đồ vật cấm
1. Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; vật liệu nổ.
2. Công cụ hỗ trợ: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác.
3. Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược.
4. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần.
5. Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng chưa được sự đồng ý của thủ trưởng cơ sở giam giữ; rượu, bia và các chất kích thích khác.
6. Các đồ vật bằng kim loại, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước và các đồ vật có thể dùng làm hung khí.
7. Tiền Việt Nam, các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.
...
Như vậy, theo quy định, phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang vào cơ sở giam giữ những loại công cụ hỗ trợ sau đây:
(1) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
(2) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
(3) Các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
(4) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác.
Phạm nhân đang chấp hành án phạt tù không được mang những loại công cụ hỗ trợ nào vào cơ sở giam giữ? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện phạm nhân đang chấp hành án phạt tù mang các loại công cụ hỗ trợ bị cấm vào cơ sở giam giữ thì cán bộ trại giam có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cán bộ khi phát hiện phạm nhân mang công cụ hỗ trợ bị cấm vào cơ sở giam giữ được quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BCA như sau:
Thu giữ, bảo quản đồ vật cấm
1. Khi phát hiện phạm nhân, cá nhân, tổ chức có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong cơ sở giam giữ, cán bộ có trách nhiệm phải lập biên bản vi phạm và tạm giữ đồ vật cấm, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng. Trong biên bản thu giữ phải mô tả đúng thực trạng số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm, đồng thời, niêm phong đồ vật cấm (đối với đồ vật cần niêm phong).
2. Đồ vật cấm đã thu giữ phải được phải bảo quản nguyên vẹn, có biên bản giao nhận và sổ sách ghi chép đầy đủ, không để mất mát, hư hỏng.
3. Cơ sở giam giữ có trách nhiệm bố trí kho lưu giữ và cán bộ quản lý đồ vật cấm theo quy định.
Như vậy, theo quy định, khi phát hiện phạm nhân đang chấp hành án phạt tù mang các loại công cụ hỗ trợ bị cấm vào cơ sở giam giữ thì cán bộ trại giam có trách nhiệm lập biên bản vi phạm và tạm giữ đồ vật cấm, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng.
Lưu ý: Trong biên bản thu giữ phải mô tả đúng thực trạng số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của vật cấm, đồng thời, niêm phong đồ vật cấm (đối với đồ vật cần niêm phong).
Các loại công cụ hỗ trợ bị cấm sau khi thu giữ được xử lý thế nào?
Việc xử lý đồ vật cấm được quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BCA như sau:
Xử lý đồ vật cấm
1. Đồ vật cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, Điều 3 Thông tư này thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; đồ vật cấm quy định tại các khoản 5, 6, 10, 11 Điều 3 Thông tư này thì tổ chức tiêu hủy.
2. Đối với đồ vật cấm quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư này trong trường hợp phạm nhân tự nguyện giao nộp thì được đưa vào lưu giữ hoặc bàn giao cho thân nhân phạm nhân theo đề nghị. Trong trường hợp phát hiện, thu giữ thì sau khi đấu tranh, xử lý hành vi vi phạm, đồ vật cấm này được gửi vào kho bạc nhà nước nơi đơn vị đóng quân để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đồ vật cấm quy định tại khoản 8 Điều 3 Thông tư này thì đưa vào kho lưu giữ và trả lại cho phạm nhân sau khi chấp hành xong án phạt tù.
4. Đồ vật cấm quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này sau khi thu giữ phải niêm phong, lưu giữ để làm rõ nội dung vụ việc và xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng xử lý. Thành phần Hội đồng xử lý đồ vật cấm ở cơ sở giam giữ được quy định như sau:
...
Như vậy, đối với các loại công cụ hỗ trợ bị cấm mà phạm nhân đang chấp hành án phạt tù mang vào cơ sở giam giữ sau khi thu giữ thì lập biên bản chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ nông dân xác định theo phương thức nào? Quỹ được xếp loại A khi nào?
- Tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu là gì? Danh mục tài khoản kế toán thuế xuất khẩu nhập khẩu được quy định thế nào?
- Nhà đầu tư có được sử dụng một công ty điều hành để quản lý nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Chương trình tài liệu bồi dưỡng của Kiểm toán nhà nước gồm những loại nào? Tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu thế nào?
- Hồ sơ kê khai trực tuyến khi thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không còn hiệu lực khi nào?