Phải xử lý rác thải của những người mắc Covid-19 điều trị tại nhà như thế nào?
Rác thải của những người mắc Covid-19 có được xem là chất thải lây nhiễm không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế, khải niệm chất thải lây nhiệm được quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
2. Chất thải lây nhiễm là chất thải thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh."
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế phân định chất thải lây nhiễm cụ thể như sau:
"Điều 4: Phân định chất thải y tế
...
2. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;"
Như vậy, những rác thải mà người đang nhiễm Covid-19 thải ra bên ngoài có khả năng rất cao chứa vi sinh vật gây bệnh, tức chứa virus Sars-Cov-2. Do vậy, rác thải của người nhiễm Covid-19 có thể là chất thải lây nhiễm.
Xử lý rác thải của người mắc Covid-19 tại nhà như thế nào?
Xử lý rác thải của người mắc Covid-19 như thế nào?
Tiểu mục 2.3 Công văn 922/BYT-MT năm 2022 quy định về tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cụ thể như sau:
"2.3. Tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
Bố trí người thu gom các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của các trường hợp F0 được quản lý tại nhà để đưa đến nơi lưu giữ, chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp do địa phương lựa chọn để xử lý theo quy định. Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải được buộc kín miệng túi, thùng đựng chất thải phải đậy nắp kín, đảm bảo không bị rơi, rò rỉ chất thải làm phát tán mầm bệnh ra bên ngoài."
Hướng dẫn người mắc Covid-19 điều trị tại nhà phân loại rác
Căn cứ theo tiểu mục 2.2 Công văn 922/BYT-MT năm 2022, người mắc Covid-19 phân loại chất thải như sau:
"2.2. Hướng dẫn việc phân loại chất thải
- Chất thải sinh hoạt phát sinh từ phòng cách ly của người F0 đang được quản lý tại nhà (bao gồm cả đồ vải, quần áo thải bỏ) và khẩu trang, trang phục phòng hộ cá nhân của người chăm sóc khi tiếp xúc với F0 thải bỏ được coi là chất thải lây nhiễm và phải được bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải có chữ “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2”.
- Các loại chất thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực khác của nhà có người F0: thực hiện phân loại theo hướng dẫn của địa phương để đưa đi xử lý theo quy định."
Nguyên tắc lựa chọn bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa rác thải của người mắc Covid-19
Vì rác thải của người mắc Covid-19 được coi là chất thải lây nhiễm nên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải của người mắc Covid-19 cùng được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 20/2021/TT-BYT, cụ thể như sau:
"Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế
1. Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế phải bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm, chống rò rỉ và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa. Trên bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có tên loại chất thải lưu chứa và biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này."
Dựa vào những quy định trên, việc xử lý và phân loại rác thải được làm theo trình tự như sau: Người mắc Covid-19 khi có rác thải muốn bỏ ra ngoài thì cần được phải bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi, bên ngoài túi, thùng đựng chất thải phải có chữ "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-COV-2". Sau đó sẽ có người tới thu gom các túi, thùng đựng chất thải lây nhiễm của người mắc Covid-19 đưa đến nơi lưu trữ và được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp do địa phương lựa chọn để xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?