Phải xem xét thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán trong bao nhiêu ngày từ ngày nhận được đơn khiếu nại?
- Phải xem xét việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán trong bao nhiêu ngày từ ngày nhận được đơn khiếu nại?
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại kiểm toán, người giải quyết khiếu nại tham khảo ý kiến tư vấn như thế nào?
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại kiểm toán, yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì xử lý như thế nào?
Phải xem xét việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán trong bao nhiêu ngày từ ngày nhận được đơn khiếu nại?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN về thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán như sau:
Thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại kiểm toán, đơn vị chủ trì kiểm toán tổ chức tiếp nhận, phân loại và xử lý để xem xét việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán:
1. Trường hợp không thụ lý, đơn vị chủ trì kiểm toán tham mưu văn bản trả lời cho người khiếu nại biết, trong đó nêu rõ lý do không thụ lý (Mẫu số 03/KN).
2. Trường hợp dự kiến thụ lý, đơn vị chủ trì kiểm toán có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Kiểm toán nhà nước; đồng thời, tổ chức nghiên cứu, xem xét, kiểm tra và làm việc với người khiếu nại, gửi văn bản cho người khiếu nại về phương án giải quyết của Kiểm toán nhà nước. Nếu người khiếu nại rút khiếu nại kiểm toán thì đình chỉ vụ việc theo quy định (Mẫu số 14/KN). Nếu người khiếu nại không rút khiếu nại kiểm toán thì thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán (Mẫu số 04/KN).
Theo quy định trên, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại kiểm toán, đơn vị chủ trì kiểm toán tổ chức tiếp nhận, phân loại và xử lý để xem xét việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán:
- Trường hợp không thụ lý, đơn vị chủ trì kiểm toán tham mưu văn bản trả lời cho người khiếu nại biết, trong đó nêu rõ lý do không thụ lý theo Mẫu số 03/KN Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN.
Tải mẫu Mẫu số 03/KN Thông báo về việc không đủ điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại mới nhất tại đây: Tải về
- Trường hợp dự kiến thụ lý, đơn vị chủ trì kiểm toán có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Kiểm toán nhà nước. Đồng thời, tổ chức nghiên cứu, xem xét, kiểm tra và làm việc với người khiếu nại, gửi văn bản cho người khiếu nại về phương án giải quyết của Kiểm toán nhà nước.
Nếu người khiếu nại rút khiếu nại kiểm toán thì đình chỉ vụ việc theo quy định tại Mẫu số 14/KN Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN. Nếu người khiếu nại không rút khiếu nại kiểm toán thì thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại kiểm toán theo Mẫu số 04/KN Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN.
Tải mẫu Mẫu số 14/KN Quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại mới nhất tại đây: Tải về
Tải mẫu Mẫu số 04/KN Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại mới nhất tại đây: Tải về
Giải quyết khiếu nại kiểm toán (Hình từ Internet)
Trong quá trình giải quyết khiếu nại kiểm toán, người giải quyết khiếu nại tham khảo ý kiến tư vấn như thế nào?
Theo Điều 21 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN như sau:
Tham khảo ý kiến tư vấn trong việc giải quyết khiếu nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khi xét thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Việc tham khảo ý kiến tư vấn được thực hiện thông qua đề xuất thành lập Hội đồng kiểm toán hoặc bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị.
2. Nếu tham khảo ý kiến tư vấn của Hội đồng kiểm toán thì người giải quyết khiếu nại yêu cầu người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh, các vấn đề còn có những ý kiến khác nhau cần xin ý kiến tư vấn; thành viên Hội đồng thảo luận và tham gia ý kiến. Các ý kiến tham gia được ghi trong Biên bản họp Hội đồng. Biên bản có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng và được gửi cho người giải quyết khiếu nại.
Như vậy, trong quá trình giải quyết khiếu nại kiểm toán, khi xét thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Việc tham khảo ý kiến tư vấn được thực hiện thông qua đề xuất thành lập Hội đồng kiểm toán hoặc bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị.
Nếu tham khảo ý kiến tư vấn của Hội đồng kiểm toán thì người giải quyết khiếu nại yêu cầu người có trách nhiệm xác minh báo cáo kết quả xác minh, các vấn đề còn có những ý kiến khác nhau cần xin ý kiến tư vấn; thành viên Hội đồng thảo luận và tham gia ý kiến.
Các ý kiến tham gia được ghi trong Biên bản họp Hội đồng. Biên bản có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Hội đồng và được gửi cho người giải quyết khiếu nại.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại kiểm toán, yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì xử lý như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 22 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN như sau:
Tổ chức đối thoại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm toán quyết định tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại (đối với khiếu nại về hành vi), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và phương án giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm toán có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại (đối với khiếu nại về hành vi), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại.
3. Khi đối thoại, người chủ trì việc đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
4. Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại (Mẫu số 11/KN).
5. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Theo đó, trong quá trình giải quyết khiếu nại kiểm toán, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì kiểm toán quyết định tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại (đối với khiếu nại về hành vi), người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và phương án giải quyết khiếu nại.
Việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?