Phải thực hiện miễn nhiệm thanh tra viên trong những trường hợp nào? Thanh tra viên bị miễn nhiệm thi có phải nộp lại trang phục thanh tra không?
Thanh tra viên sử dụng thẻ thanh tra vào mục đích cá nhân có bị cho thôi việc hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 17 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về trường hợp sử dụng thẻ thanh tra vào mục đích cá nhân như sau:
Thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu
1. Thanh tra viên được Tổng Thanh tra Chính phủ cấp thẻ thanh tra để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
Thẻ thanh tra được cấp sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch thanh tra.
Thẻ thanh tra phải thu hồi khi thanh tra viên nghỉ hưu, miễn nhiệm chức danh thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định mẫu thẻ thanh tra, việc cấp và chế độ quản lý, sử dụng thẻ thanh tra.
2. Phù hiệu, biển hiệu:
a) Phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên là công chức được áp dụng thống nhất do Tổng Thanh tra Chính phủ quy định;
b) Phù hiệu, biển hiệu của thanh tra viên là sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
3. Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thẻ thanh tra, biển hiệu, phù hiệu trong khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử dụng thẻ thanh tra, phù hiệu, biển hiệu vào mục đích cá nhân. Trường hợp thanh tra viên sử dụng thẻ, phù hiệu, biển hiệu thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật không quy định cụ thể về mức xử lý kỷ luật đối với thanh tra viên có hành vi dùng thẻ thanh tra cho mục đích cá nhân mà sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của vụ việc mà đưa ra hình thức xử lý kỷ luật như khiển tra, cảnh cáo hoặc cũng có thể là buộc thôi viêc.
Đối với hành vị có tính chất nghiêm trọng thì hành vi dùng thẻ thanh tra cho mục đích cá nhân của thanh tra viên còn có thẻ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phải thực hiện miễn nhiệm thanh tra viên trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về trường hợp miễn nhiệm thanh tra viên như sau:
Miễn nhiệm đối với thanh tra viên
1. Miễn nhiệm đối với thanh tra viên một trong các trường hợp sau:
a) Do điều động, luân chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác không phải là cơ quan thanh tra nhà nước;
b) Khi chuyển đổi vị trí việc làm và theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức phải chuyển sang ngạch công chức, viên chức khác để phù hợp với vị trí việc làm mới;
c) Tự nguyện xin thôi không làm việc ở các cơ quan thanh tra nhà nước và đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thôi việc;
d) Có quyết định thôi việc hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bị tước danh hiệu Công an nhân dân hoặc tước quân hàm sỹ quan Quân đội nhân dân;
e) Bị Tòa án kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật;
g) Vì lý do khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đối trường hợp thanh tra viên bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định của pháp luật phải thực hiện thủ tục miễn nhiệm.
Phải thực hiện miễn nhiệm thanh tra viên trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên bị miễn nhiệm thì có phải nộp lại trang phục thanh tra không?
Căn cứ khoản 3 Điều Điều 15 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định về thủ tục miễn nhiệm thanh tra viên như sau:
Miễn nhiệm đối với thanh tra viên
...
3. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm thanh tra viên như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đề nghị bằng văn bản;
b) Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm;
c) Thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP quy định về việc thu hồi trang phục thanh tra như sau:
Nguyên tắc cấp phát và sử dụng trang phục
...
3. Đối với các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn sử dụng thì không phải thu hồi; nếu đã hết niên hạn sử dụng mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát tiếp.
4. Đối với các trường hợp bị buộc thôi việc và nghỉ có lý do khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì phải thu hồi cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm, phù hiệu, biển hiệu đã được cấp trước khi nghỉ việc.
5. Căn cứ vào điều kiện Cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra nhà nước có thể xem xét quyết định may sắm trang phục cho thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức hoặc cấp tiền cho từng cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, mầu sắc, kiểu dáng trang phục.
Như vậy, trường hợp miễn nhiệm thanh tra viên thì cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm.
Khi có quyết định miễn nhiệm thì sẽ thông báo đến thanh tra viên và tiến hành thu hồi thẻ thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra trong đó bao gồm cả trang phục thanh tra.
Pháp luật cũng quy định rõ đối với các trường hợp bị buộc thôi việc thì phải thu hồi cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm, phù hiệu, biển hiệu đã được cấp trước khi nghỉ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?