Phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có sự thay đổi nào so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo?
- Có bắt buộc lập riêng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho mỗi dự án đầu tư hay không?
- Có được cấp giấy phép môi trường căn cứ dựa trên quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không?
- Phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có sự thay đổi nào so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo?
Có bắt buộc lập riêng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho mỗi dự án đầu tư hay không?
Phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có sự thay đổi nào so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo? (Hình từ internet)
Theo khoản 3 Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì mỗi dự án đầu tư phải lập riêng một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Theo Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
Có được cấp giấy phép môi trường căn cứ dựa trên quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hay không?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:
a) Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
c) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
d) Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng;
đ) Cấp giấy phép môi trường;
e) Cấp giấy phép nhận chìm ở biển; quyết định giao khu vực biển;
g) Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
Theo đó, căn cứ trên quy định quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền căn cứ để cấp giấy hép môi trường.
Phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có sự thay đổi nào so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo?
Theo điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
4. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư trong quá trình hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi có văn bản yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung; chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án trước khi vận hành trong trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
...
2. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường khi có một hoặc các thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết như sau:
a) Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.
Theo đó, phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường trong trường hợp có sự thay đổi sau đây so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Tăng quy mô, công suất của dự án tới mức phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư hoặc thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Thay đổi công nghệ sản xuất của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, trừ trường hợp dự án đầu tư trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có địa điểm thực hiện dự án thay đổi phù hợp với quy hoạch phân khu chức năng của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải hoặc thay đổi nguồn tiếp nhận làm gia tăng ô nhiễm, sạt lở, sụt lún.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?