Phải kẻ số đăng ký phương tiện thủy nội địa ở vị trí nào nếu phương tiện không có cabin theo quy định hiện nay?
- Tên gọi của phương tiện thủy nội địa có được phép trùng với tên phương tiện đã được lưu trước đó trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa không?
- Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa có những nội dung gì theo quy định pháp luật hiện nay?
- Phải kẻ số đăng ký phương tiện thủy nội địa ở vị trí nào nếu phương tiện không có cabin?
Tên gọi của phương tiện thủy nội địa có được phép trùng với tên phương tiện đã được lưu trước đó trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa không?
Căm cứ Điều 5 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về tên của phương tiện thủy nội địa như sau:
Tên của phương tiện
1. Ngoài số đăng ký phương tiện do cơ quan đăng ký phương tiện cấp, phương tiện có thể có tên riêng.
2. Tên của phương tiện do chủ phương tiện đặt nhưng không được trùng với tên phương tiện thủy nội địa đã đăng ký trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa của cơ quan đăng ký phương tiện. Trường hợp lấy tên nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam để đặt tên phương tiện, chủ phương tiện phải tuân theo quy định của pháp luật về văn hóa.
Như vậy, tên của phương tiện do chủ phương tiện đặt nhưng không được trùng với tên phương tiện thủy nội địa đã đăng ký trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa của cơ quan đăng ký phương tiện.
Trường hợp lấy tên nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử Việt Nam để đặt tên phương tiện, chủ phương tiện phải tuân theo quy định của pháp luật về văn hóa.
Phải kẻ số đăng ký phương tiện thủy nội địa ở vị trí nào nếu phương tiện không có cabin theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa có những nội dung gì theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT thì sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa sẽ bao gồm những nội dung sau:
(1) Số thứ tự, số đăng ký.
(2) Tên phương tiện, ngày, tháng, năm cấp.
(3) Tên, địa chỉ của chủ phương tiện.
(4) Cấp phương tiện, công dụng, năm đóng và nơi đóng.
(5) Chiều dài thiết kế, chiều dài lớn nhất.
(6) Chiều rộng thiết kế, chiều rộng lớn nhất.
(7) Chiều cao mạn, chiều chìm.
(8) Mạn khô, vật liệu vỏ.
(9) Số lượng, kiểu và cô
(10) Trọng tải toàn phần, sức kéo, sức đẩy, số người được phép chở.
(11) Ảnh có kích thước 10 x 15 cm chụp toàn bộ phía mạn phải của phương tiện ở trạng thái nổi.
Phải kẻ số đăng ký phương tiện thủy nội địa ở vị trí nào nếu phương tiện không có cabin?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về vị trí kẻ số đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
Số đăng ký và kẻ số đăng ký trên phương tiện
1. Số đăng ký của phương tiện bao gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.
a) Nhóm chữ: Gồm các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Nhóm số: Gồm 04 số được đánh thứ tự từ 0001 đến 9999; những địa phương có số lượng trên 10.000 phương tiện được dùng nhóm số gồm 05 số sau khi đã sử dụng hết nhóm số gồm 04 số; nhóm số được kẻ phía sau các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện được quy định như sau:
a) Chiều cao tối thiểu: 200 mm;
b) Chiều rộng nét tối thiểu: 30 mm;
c) Khoảng cách giữa các chữ hoặc số: 30 mm.
3. Màu của chữ và số đăng ký khi kẻ phải khác với màu nền nơi kẻ.
4. Vị trí kẻ số đăng ký của phương tiện:
a) Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;
b) Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;
c) Trường hợp phương tiện không có cabin mà chiều cao mạn khô không đủ để kẻ số đăng ký theo quy định, cho phép thu nhỏ kích thước khi kẻ nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất;
d) Trường hợp phương tiện chở khách có sức chở trên 12 người, ngoài việc kẻ số đăng ký còn phải niêm yết cả số lượng người được phép chở ở phía trên số đăng ký của phương tiện.
Theo quy định trên thì nếu phương tiện giao thông đường thủy không có cabin thì phải kẻ số đăng ký phương tiện thủy nội địa tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện.
Số đăng ký của phương tiện bao gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.
(1) Nhóm chữ: Gồm các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II TẢI VỀ ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT.
(2) Nhóm số: Gồm 04 số được đánh thứ tự từ 0001 đến 9999; những địa phương có số lượng trên 10.000 phương tiện được dùng nhóm số gồm 05 số sau khi đã sử dụng hết nhóm số gồm 04 số; nhóm số được kẻ phía sau các chữ cái theo quy định tại Phụ lục II TẢI VỀ ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BGTVT.
Lưu ý:
(1) Màu của chữ và số đăng ký khi kẻ phải khác với màu nền nơi kẻ.
(2) Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện phải đảm bảo:
- Chiều rộng nét tối thiểu: 30 mm;
- Khoảng cách giữa các chữ hoặc số: 30 mm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?