Phải hoàn thành thời gian điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện chính sách người có công với cách mạng trước ngày 15/11/2022?
- Dự toán trong phạm vi nội bộ cấp tỉnh được điều chỉnh như thế nào?
- Điều chỉnh kiểm tra số dư dự toán giữa các tỉnh trong phạm vi cả nước?
- Phải hoàn thành thời gian điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện chính sách người có công với cách mạng trước ngày 15/11/2022?
- Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng?
Dự toán trong phạm vi nội bộ cấp tỉnh được điều chỉnh như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 44/2022/TT-BTC điều chỉnh dự toán trong phạm vi nội bộ cấp tỉnh như sau:
"Điều 12. Điều chỉnh dự toán
1. Điều chỉnh dự toán trong phạm vi nội bộ cấp tỉnh
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các đơn vị sử dụng ngân sách (cơ quan quản lý và sử dụng kinh phi người có công với cách mạng, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng) và phần kinh phí chỉ tại Sở trong phạm vi dự toán đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét sự cần thiết, căn cứ điều chỉnh, kiểm tra số dư dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách có liên quan để quyết định điều chỉnh dự toán, Quyết định điều chỉnh dự toán được gửi đến đơn vị sử dụng ngân sách, đồng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm căn cứ thực hiện điều chỉnh dự toán trên hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)."
Như vậy, dự toán trong phạm vi nội bộ cấp tỉnh được quy định như trên.
Phải hoàn thành thời gian điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện chính sách người có công với cách mạng trước ngày 15/11/2022? (Hình từ internet)
Điều chỉnh kiểm tra số dư dự toán giữa các tỉnh trong phạm vi cả nước?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 44/2022/TT-BTC điều chỉnh dự toán giữa các tỉnh trong phạm vi cả nước như sau:
"Điều 12. Điều chỉnh dự toán
...
2. Điều chỉnh dự toán giữa các tỉnh trong phạm vi cả nước
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định điều chỉnh dự toán giữa các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét sự cần thiết, căn cứ điều chỉnh, kiểm tra số dư dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách có liên quan để quyết định điều chỉnh dự toán. Quyết định điều chỉnh dự toán được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có liên quan để thực hiện và gửi Bộ Tài chính để kiểm tra và phê duyệt trên hệ thống TABMIS."
Như vậy, điều chỉnh kiểm tra số dư dự toán giữa các tỉnh trong phạm vi cả nước được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định điều chỉnh.
Phải hoàn thành thời gian điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện chính sách người có công với cách mạng trước ngày 15/11/2022?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Thông tư 44/2022/TT-BTC quy định về thời gian điều chỉnh dự toán như sau:
"Điều 12. Điều chỉnh dự toán
...
3. Việc điều chỉnh dự toán trong nội bộ tỉnh, giữa các tỉnh phải bảo đảm trong phạm vị tổng mức dự toán và chi tiết từng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao. Thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành.
Trường hợp điều chỉnh nhiệm vụ chí trong phạm vi dự toán kinh phí được giao nhưng đã được ghi chú kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi trong quyết định giao dự toán đầu năm hoặc quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính: Để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi có quyết định điều chỉnh dự toán. Thời hạn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh dự toán chậm nhất trước ngày 31 tháng 10 hằng năm."
Như vậy, thời gian điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách hoàn thành trước ngày 15 tháng 11 năm hiện hành. Thời hạn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh dự toán chậm nhất trước ngày 31 tháng 10 hằng năm.
Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng?
Căn cứ Điều 44 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng như sau:
"Điều 44. Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh này.
2. Các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài.
3. Các nguồn lực hợp pháp khác."
Các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng gồm 03 nguồn được quy định như trên.
Thông tư 44/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?