Ông bà có được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp khi nhận nuôi cháu dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi mà không có điều kiện về kinh tế không?
- Trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được ông bà nhận nuôi mà không có điều kiện về kinh tế thì có được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp không?
- Trách nhiệm của ông bà khi nhận nuôi trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi là gì?
- Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được ông bà nhận nuôi mà không có điều kiện về kinh tế thì có được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp không?
Trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được ông bà nhận nuôi mà không có điều kiện về kinh tế thì có được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:
Điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;
c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;
đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.
2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:
a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;
c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;
d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đồng thời, theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
Thêm vào đó, theo quy định tại Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.
Như vậy, trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi nhưng được ông bà nhận nuôi mà không có điều kiện về kinh tế thì có thể được xem xét hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp, cụ thể là được hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.
Trách nhiệm của ông bà khi nhận nuôi trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:
Theo đó, ông bà khi nhận nuôi cháu về chăm sóc tạm thời tại nhà phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:
- Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;
- Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;
- Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội như sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Tóm lại, trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi nhưng được ông bà nhận nuôi mà không có điều kiện về kinh tế thì có thể được xem xét hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp, cụ thể là được hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?