Ổ dịch tại cộng đồng là gì? Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước?

Tôi có câu hỏi là ổ dịch tại cộng đồng là gì? Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Ổ dịch tại cộng đồng là gì?

Ổ dịch tại cộng đồng được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:

1. Ổ dịch tại cộng đồng là nơi (thôn, tổ dân phố hoặc tương đương) xuất hiện trường hợp bệnh truyền nhiễm xác định hoặc các trường hợp bệnh lâm sàng và tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó.
2. Ổ dịch tại cơ sở khám, chữa bệnh được xác định khi cơ sở khám, chữa bệnh có trường hợp bệnh bị lây nhiễm trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó.
3. Ổ chứa là nơi tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể tồn tại và phát triển.
4. Dấu hiệu cảnh báo là thông tin ban đầu về bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm, các nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
5. Sự kiện là dấu hiệu cảnh báo đã được xác minh là có nguy cơ gây bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Như vậy, theo quy định trên thì ổ dịch tại cộng đồng là nơi (thôn, tổ dân phố hoặc tương đương) xuất hiện trường hợp bệnh truyền nhiễm xác định hoặc các trường hợp bệnh lâm sàng và tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh trong khoảng thời gian tương đương thời gian ủ bệnh trung bình của bệnh đó.

Ổ dịch tại cộng đồng

Ổ dịch tại cộng đồng là gì? (Hình từ Internet)

Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước?

Trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng được thực hiện theo bao nhiêu bước, thì theo quy định tại Điều 9 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:

Các bước điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Trình tự các bước điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm có thể linh hoạt tùy theo tính chất ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, bao gồm:
1. Chuẩn bị điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Xác minh chẩn đoán.
3. Khẳng định sự tồn tại của ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
4. Định nghĩa trường hợp bệnh, căn cứ tiêu chuẩn chẩn đoán về lâm sàng, dịch tễ và xét nghiệm để xác định người mắc bệnh, người bị nghi ngờ mắc bệnh và trường hợp mắc bệnh đầu tiên.
5. Tiến hành mô tả ổ dịch theo 3 yếu tố thời gian, địa điểm và con người.
6. Xây dựng giả thuyết về ổ dịch, dịch, nguồn lây và tác nhân, phương thức, đường lây truyền, yếu tố trung gian truyền bệnh hoặc véc tơ, sự phơi nhiễm, các yếu tố nguy cơ.
7. Đánh giá và kiểm định giả thuyết.
8. Hoàn thiện giả thuyết và thực hiện nghiên cứu bổ sung.
9. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát.
10. Thông báo kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, theo quy định trên thì trình tự điều tra ổ dịch tại cộng đồng có thể linh hoạt tùy theo tính chất ổ dịch được thực hiện theo các bước được quy định như trên.

Để xử lý ổ dịch tại cộng đồng thì có các biện pháp nào?

Để xử lý ổ dịch tại cộng đồng thì có các biện pháp được quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 17/2019/TT-BYT như sau:

Xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Khi có ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm, các đơn vị chịu trách nhiệm đáp ứng trên địa bàn quản lý hành chính được phân công xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, chuẩn bị và tiến hành xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm như sau:
1. Chuẩn bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
a) Nhân lực;
b) Đề xuất hỗ trợ phòng, chống dịch (nếu cần): xác định tuyến sẽ hỗ trợ, cơ sở, phương thức, thời gian, nội dung hỗ trợ của tuyến trên và liên ngành;
c) Thuốc, vắc xin, hoá chất, sinh phẩm, vật tư thu thập đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm, trang thiết bị xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm; trang thiết bị cấp cứu và các dụng cụ y tế khác;
d) Chuẩn bị điều kiện đảm bảo phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế, cán bộ tham gia phòng, chống dịch và người tiếp xúc;
đ) Dự toán kinh phí cho điều tra và các hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Hoạt động xử lý ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm
Dựa trên kết quả điều tra ổ dịch, dịch bệnh truyền nhiễm để lựa chọn các biện pháp xử lý dịch, ổ dịch sau:
a) Xử lý nguồn bệnh: thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh; cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm; xử lý chất thải của người, động vật, các nguồn truyền nhiễm khác;
b) Xử lý đường truyền bệnh: thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh; vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có ổ dịch, dịch;
c) Bảo vệ người lành tại cộng đồng và người phơi nhiễm tại bệnh viện: vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân; bảo đảm an toàn thực phẩm; điều trị dự phòng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tiêm vắc xin phòng bệnh; truyền thông nguy cơ và truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;
d) Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo quy định hiện hành;
đ) Điều tra dịch tễ và xử lý các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Như vậy, theo quy định trên thì dựa trên kết quả điều tra ổ dịch tại cộng đồng để lựa chọn các biện pháp xử lý ổ dịch như sau:

- Xử lý nguồn bệnh: thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp mắc bệnh; cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế; điều trị người lành mang mầm bệnh truyền nhiễm; xử lý chất thải của người, động vật, các nguồn truyền nhiễm khác;

- Xử lý đường truyền bệnh: thực hiện các biện pháp phòng chống trung gian truyền bệnh; vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế khu vực có ổ dịch, dịch;

- Bảo vệ người lành tại cộng đồng và người phơi nhiễm tại bệnh viện: vệ sinh, trang bị bảo vệ cá nhân; bảo đảm an toàn thực phẩm; điều trị dự phòng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể; tiêm vắc xin phòng bệnh; truyền thông nguy cơ và truyền thông giáo dục sức khoẻ cộng đồng;

- Áp dụng các biện pháp phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch theo quy định hiện hành;

- Điều tra dịch tễ và xử lý các trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Pháp luật
Khi phát hiện có dấu hiệu bị bệnh truyền nhiễm thì phải thông báo tại đâu? Bệnh thủy đậu có phải là bệnh truyền nhiễm cần cách ly không?
Pháp luật
Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch có bắt buộc phải sử dụng vắc xin hay không?
Pháp luật
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
Pháp luật
Bệnh bại liệt có thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh (Bệnh truyền nhiễm nhóm A) không?
Pháp luật
Lợn bao nhiêu tháng tuổi sẽ dễ mắc bệnh tụ huyết trùng nhất? Khi mắc bệnh tụ huyết trùng thì lợn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Pháp luật
Người bị bệnh truyền nhiễm có bị tạm hoãn xuất cảnh hay không? Bộ trưởng Bộ Y tế có quyền tạm hoãn xuất cảnh với người này?
Pháp luật
Bộ Y tế công bố những loại dịch bệnh truyền nhiễm nào tại Việt Nam? Công tác phòng, chống có đạt hiệu quả không?
Pháp luật
Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người mắc bệnh truyền nhiễm có bị phân biệt đối xử và bị đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về họ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
954 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào