Nước thải có cần phải quan trắc môi trường hay không? Trách nhiệm quan trắc môi trường của Bộ Khoa học và Công nghệ như thế nào?
Nước thải có cần phải quan trắc môi trường hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Đối tượng quan trắc môi trường
1. Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:
a) Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
b) Môi trường không khí xung quanh;
c) Môi trường đất, trầm tích;
d) Đa dạng sinh học;
đ) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
2. Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
a) Nước thải, khí thải;
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
c) Phóng xạ;
d) Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
đ) Các chất ô nhiễm khác.
Theo đó, nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
- Nước thải, khí thải;
- Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
- Phóng xạ;
- Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
- Các chất ô nhiễm khác.
Nước thải có cần phải quan trắc môi trường hay không? Trách nhiệm quan trắc môi trường của Bộ Khoa học và Công nghệ như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quan trắc môi trường của Bộ Khoa học và Công nghệ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Trách nhiệm quan trắc môi trường
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường sông và hồ liên tỉnh, biển, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù; thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên;
b) Lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và cấp tỉnh; quan trắc đa dạng sinh học.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý nông nghiệp gồm các chương trình quan trắc nước, đất, trầm tích phục vụ mục đích thủy lợi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
4. Bộ Y tế tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường lao động trong khu vực làm việc.
5. Bộ Quốc phòng tham gia hoạt động quan trắc nước biển xa bờ, môi trường xuyên biên giới.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường hằng năm.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường.
Quan trắc môi trường về nước thải như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Quan trắc nước thải
1. Đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
b) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải trung bình trở lên ra môi trường;
c) Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
2. Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ bao gồm:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
b) Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
3. Việc quan trắc nước thải tự động, liên tục phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Dữ liệu của hệ thống quan trắc được truyền trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
4. Việc quan trắc nước thải định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần suất, thông số theo quy định của pháp luật. Đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ.
5. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
6. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện quan trắc nước thải để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị xử lý nước thải của mình.
7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc nước thải; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục; thời gian và tần suất quan trắc nước thải định kỳ.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về quan trắc nước thải.
Theo đó, quan trắc môi trường về nước thải thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?