Nước ta có ngày Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam hay không? Hiện nay nhà nước đã có những chính sách gì về bảo hiểm y tế?
Nước ta có ngày Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 823/QĐ-TTg 2009 quy định như sau:
Lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Theo đó, ngày 01 tháng 7 hằng năm là ngày Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nước ta đã chính thức lấy ngày 01 tháng 7 hằng năm làm Bảo Hiểm Y Tế với mục đích là để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Nước ta có ngày Bảo Hiểm Y Tế Việt Nam hay không? (Hình từ internet)
Nhà nước đã có những chính sách gì về bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại khoản 2 bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013) quy định về chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế như sau:
Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
2. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
4. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Theo đó, Nhà nước đã có những chính sách về bảo hiểm y tế như:
- Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và một số nhóm đối tượng xã hội.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Nguồn thu của quỹ và số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được miễn thuế.
- Nhà nước tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hoặc đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm đối tượng.
- Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến trong quản lý bảo hiểm y tế.
Có bao nhiêu nhóm trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, từ "quy hoạch" tại khoản 2 bị bãi bỏ bởi điểm đ Khoản 1 Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) như sau:
Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;
3. Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
10. Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Theo quy định trên thì trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế có thể được chia thành 10 nhóm trách nhiệm như sau:
- Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân;
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế;
- Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế;
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế;
- Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
- Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?