Nữ viên chức hải quan làm việc ngoài công sở với các cơ quan ngoài ngành Hải quan có được mặc thường phục dân sự không?
Nữ viên chức hải quan làm việc ngoài công sở với các cơ quan ngoài ngành Hải quan có được mặc thường phục dân sự không?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 2 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc khi mang, mặc trang phục
...
3. Công chức, viên chức, người lao động làm việc tại công sở và thi hành công vụ ngoài công sở đều phải mang, mặc trang phục của ngành theo đúng quy định trừ một số trường hợp sau đây được mặc thường phục dân sự:
a) Lực lượng kiểm soát chống buôn lậu, kiểm soát phòng chống ma túy khi triển khai nhiệm vụ trinh sát, hóa trang, đấu tranh chuyên án yêu cầu giữ bí mật.
b) Phóng viên Tạp chí Hải quan khi thực hiện các chuyên mục, phóng sự điều tra cần phải giữ bí mật để thu thập thông tin.
c) Công chức, viên chức, người lao động giao dịch, làm việc ngoài công sở với các cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài ngành Hải quan.
d) Công chức, viên chức, người lao động tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị không có yêu cầu phải mang, mặc trang phục của ngành.
e) Nữ công chức, viên chức, người lao động mang thai từ tháng thứ 3 trở đi đến khi sinh con được 06 tháng tuổi.
g) Công chức, viên chức, người lao động chưa được cấp trang phục theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế này.
4. Không sử dụng trang phục của ngành khi không thực thi nhiệm vụ, nghiêm cấm sử dụng trang phục của ngành vào mục đích cá nhân.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, viên chức làm việc tại công sở và thi hành công vụ ngoài công sở đều phải mang, mặc trang phục của ngành theo đúng quy định trừ một số trường hợp sau đây được mặc thường phục dân sự nêu.
Do đó, nữ viên chức hải quan làm việc ngoài công sở với các cơ quan ngoài ngành Hải quan thì thuộc trường hợp được mặc thường phục dân sự.
Nữ viên chức hải quan (Hình từ Internet)
Nữ viên chức hải quan khi tham dự lớp học có bàn làm việc thì đặt mũ kêpi ở đâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quy định về sử dụng mũ kê pi, mũ mềm
1. Mũ kê pi, mũ mềm sử dụng khi mang mặc trang phục hải quan tương ứng và trong các trường hợp sau:
a) Làm việc, học tập, huấn luyện, dự lễ ở ngoài trời (trừ trường hợp sử dụng xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật).
b) Trao và nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng khác.
2. Mũ có gắn Hải quan hiệu. Khi đội mũ, phải đội ngay ngắn, Hải quan hiệu hướng ra phía trước, mũ kê pi phải gài quai sát cằm.
3. Khi vào phòng làm việc, không đội mũ, mũ được để ngay ngắn trên giá hoặc treo trên tường (nơi trang trọng) theo quy định thống nhất của đơn vị. Nếu để trên giá, Hải quan hiệu hướng ra ngoài, nếu treo trên tường, Hải quan hiệu hướng xuống dưới.
4. Khi tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị của ngành, nếu có bàn làm việc, mũ đặt lệch bên trái chỗ ngồi của mình, Hải quan hiệu hướng về phía trước.
Theo đó, nữ viên chức hải quan khi tham dự lớp học có bàn làm việc thì đặt mũ kêpi lệch bên trái chỗ ngồi của mình, Hải quan hiệu hướng về phía trước.
Lễ phục của nữ viên chức hải quan có được sử dụng trong lúc dự mít tinh không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy chế quản lý, sử dụng trang phục trong ngành Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ năm 2021 quy định như sau:
Quy định về sử dụng lễ phục
1. Lễ phục được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Dự Đại hội Đảng các cấp, Đại hội của các tổ chức chính trị-xã hội.
b) Dự lễ đón tiếp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các cuộc hội đàm, đón tiếp khách quốc tế (khi có yêu cầu).
c) Dự lễ đón nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước (khi có yêu cầu).
d) Dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị; sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.
e) Dự lễ tang cấp nhà nước (khi có yêu cầu).
2. Khi mang, mặc lễ phục, người sử dụng phải mặc đồng bộ theo mẫu số 01 đính kèm Quy chế này gồm: áo lễ phục, áo sơ mi trắng, quần lễ phục, phù hiệu, cấp hiệu, cà vạt, giày da đen, găng tay trắng (khi cần), tất chân, mũ kê pi lễ phục, thắt lưng, biển tên theo quy định. Trên ngực trái lễ phục được đeo Huân chương, Huy chương, Kỷ niệm chương, Huy hiệu... (nếu có) do Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng.
Như vậy, lễ phục của nữ viên chức hải quan được sử dụng trong trường hợp dự mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, mít tinh kỷ niệm ngày thành lập của ngành, của đơn vị và sự kiện quan trọng cấp tỉnh trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?