Nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên ở đâu? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp không?
Nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên ở đâu?
Địa điểm nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định:
Bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật Công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Giấy tờ chứng minh người được miễn đào tạo nghề công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Công chứng là một trong các giấy tờ sau đây:
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên thì có thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên tại Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
Nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên ở đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp không?
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công chứng 2014 như sau:
Bổ nhiệm công chứng viên
...
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
d) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
đ) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này;
e) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
g) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
...
Theo quy định trên thì, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên bao gồm:
(1) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
(2) Phiếu lý lịch tư pháp;
(3) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
(4) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
(5) Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng.
(6) Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
(7) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
Như vậy, có thể thấy, trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên yêu cầu phải có phiếu lý lịch tư pháp của người đề nghị bổ nhiệm.
TẢI VỀ Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
Công chứng viên được tiết lộ bí mật về nội dung công chứng khi nào?
Việc tiết lộ bí mật về nội dung công chứng được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Công chứng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
...
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
...
Như vậy, theo quy định trên thì công chứng viên phải có nghĩa vụ giữ bí mật về nội dung công chứng.
Tuy nhiên, công chứng viên cũng có thể tiết lộ bí mật về nội dung công chứng nếu như được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?