Nộp đơn ly hôn nhưng không thể xác định nơi cư trú của vợ hoặc chồng thì phải nộp đơn ly hôn tại đâu? Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào?
Trường hợp không biết nơi cư trú của vợ/chồng thì nộp đơn ly hôn đơn phương tại đâu?
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì có thể xác định Tòa án theo cách sau đây:
- Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;
- Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Trong đó, Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một người chỉ bị tuyên bố là mất tích nếu:
- Đã biệt tích 02 năm liền trở lên;
- Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết;
- Có yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
Do đó, vợ hoặc chồng khi muốn yêu cầu ly hôn đơn phương thì phải gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng.
Sau khi nhận được quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì nguyên đơn có thể gửi yêu cầu ly hôn đến Tòa án nơi người bị mất tích cư trú, làm việc cuối cùng.
Nộp đơn ly hôn nhưng không thể xác định nơi cư trú của vợ hoặc chồng thì phải nộp đơn ly hôn tại đâu?
Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn đơn phương (theo Mẫu số 23-DS ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)
- Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- Sổ hộ khẩu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có).
Tải về mẫu đơn xin ly hôn đơn phương mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương như thế nào?
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bằng một trong các hình thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)
Bước 2: Tòa án nhận và xử lý đơn ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Bước 3: Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án.
- Thụ lý vụ án.
Căn cứ khoản 1,2,3 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thông báo về việc thụ lý vụ án.
Căn cứ khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Bước 4: Tiến hành hòa giải tại Tòa án.
Căn cứ khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
- Trường hợp hòa giải thành Tòa án lập biên bản hòa giải thành và hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
- Trường hợp hòa giải không thành Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa sơ thẩm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Bước 6: giao bản án cho các bên.
Cưn cứ theo quy định của khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?