Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí là bao nhiêu?
- Khí thải công nghiệp là gì?
- Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí là bao nhiêu?
- Phương pháo nào được sử dụng để xác định xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp?
- Công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định ra sao?
Khí thải công nghiệp là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
1.3.2. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
Chiếu theo quy định này thì khí thải công nghiệp được hiểu là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói, ống thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp.
Cũng theo quy định này thì mét khối thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250C và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân.
Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí là bao nhiêu? (hình từ Internet)
Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí là bao nhiêu?
Nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định tại Bảng 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, cụ thể như sau:
Tải bảng nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí tại đây: Tải về
Phương pháo nào được sử dụng để xác định xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp?
Tại tiểu Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp như sau:
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
3.2. Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
Đối chiếu với quy định này thì phương pháp xác định nồng độ các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia hiện hành.
Trong trường hợp chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định nồng độ của các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp quy định trong quy chuẩn này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
Công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được quy định ra sao?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT quy định về công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí như sau:
Công thức tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp
Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong khí thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí được tính như sau:
Cmax=C x Kp x Kv
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3);
C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005;
Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải;
Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.
Chiếu theo quy định này thì việc tính nồng độ tối đa cho phép các chất hữu cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí được thực hiện theo công thức sau:
Cmax=C x Kp x Kv
Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong khí thải của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra môi trường không khí, tính bằng miligam trên mét khối khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3);
- C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939:2005;
- Kp là hệ số theo lưu lượng nguồn thải;
- Kv là hệ số vùng, khu vực, nơi có cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?