Nơi nhốt giữ gia cầm tại cơ sở giết mổ tập trung phải đảm bảo diện tích như thế nào theo quy định mới nhất?
Nơi nhốt giữ gia cầm tại cơ sở giết mổ tập trung phải có diện tích như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 150: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định thiết kế nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ như sau:
- Có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền, không trơn trượt, dễ thoát nước, dễ làm sạch, khử trùng và được chia thành các ô chuồng;
- Có chuồng hoặc lồng với diện tích tối thiểu đủ để nhốt giữ số lượng động vật gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở, bảo đảm động vật không bị sốc nhiệt:
+ Diện tích tối thiểu 0,05 m2/con để nhốt giữ gia cầm, thỏ (trọng lượng 1,5-3,0 kg);
+ Diện tích tối thiểu 0,8 m2/con để nhốt giữ lợn, dê, cừu (trọng lượng 100-120 kg);
+ Diện tích tối thiểu 2,0 m2/con để nhốt giữ trâu, bò, ngựa (trọng lượng 200-350 kg).
+ Có hệ thống cung cấp nước cho tất cả động vật uống trước khi giết mổ; động vật phải được tiếp cận nước dễ dàng bất ký lúc nào chúng muốn trong nơi nhốt giữ và không được bố trí hệ thống uống nước cưỡng bức;
+ Có đường dẫn liền với nơi nhốt động vật để việc lùa dẫn và di chuyển của động vật được dễ dàng, thoải mái.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì tại cơ sở giết mổ tập trung phải có nơi nhốt giữ động vật chờ giết mổ. Theo thông tin anh cung cấp là giết mổ gia cầm, nên phải thiết kế diện tích tối thiểu nhốt giữ gia cầm là 0,05 m2/con.
Nơi nhốt giữ gia cầm tại cơ sở giết mổ tập trung phải có diện tích như thế nào theo quy định của pháp luật?
Việc kiểm tra gia cầm trước khi giết mổ được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT thì việc kiểm tra trước khi giết mổ được quy định như sau:
"Điều 5. Kiểm tra trước giết mổ
1. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc.
3. Kiểm tra lâm sàng động vật:
a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;
b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;
c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;
d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.
4. Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao gồm:
a) Tên chủ động vật;
b) Nơi xuất phát của động vật;
c) Loại động vật;
d) Số lượng động vật trong cùng một lô;
đ) Thời gian nhập;
e) Kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật trong trường hợp có biểu hiện bất thường);
g) Số lượng, lý do động vật chưa được giết mổ;
h) Biện pháp xử lý;
i) Chữ ký của nhân viên thú y.
5. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây gọi là cơ quan thú y)."
Việc kiểm tra gia cầm sau khi giết mổ được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT thì việc kiểm tra trước khi giết mổ được quy định như sau:
"Điều 6. Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi
1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.
3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?
- Link bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024? https aseanutdfc com Bình chọn bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 thế nào?
- Lý luận chính trị là gì? 04 nhiệm vụ giáo dục lý luận chính trị theo Hướng dẫn 172 được quy định như thế nào?