Nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách năm gồm những gì? Cơ quan xét duyệt quyết toán ngân sách năm?
Nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách năm gồm những gì?
Nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách nhà nước năm được quy định tại Điều 66 Luật Ngân sách nhà nước 2015 bao gồm:
- Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị;
- Các khoản thu phải theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nước;
- Các khoản chi phải bảo đảm các điều kiện chi quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước 2015;
- Các khoản thu, chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán nhà nước, đúng mục lục ngân sách nhà nước, đúng niên độ ngân sách;
- Các chứng từ thu, chi phải hợp pháp, số liệu trong sổ kế toán và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nước.
Nội dung xét duyệt quyết toán ngân sách năm gồm những gì? Cơ quan xét duyệt quyết toán ngân sách năm? (hình từ internet)
Cơ quan xét duyệt quyết toán ngân sách năm là cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 66 Luật Ngân sách nhà nước 2015 quy định về duyệt quyết toán ngân sách nhà nước như sau:
Duyệt quyết toán ngân sách nhà nước
...
2. Cơ quan xét duyệt quyết toán năm:
a) Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định;
b) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ quan tài chính cùng cấp duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I cùng cấp.
3. Khi xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền:
a) Đề nghị Kiểm toán nhà nước hoặc thuê đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật kiểm toán các báo cáo quyết toán của các dự án, chương trình mục tiêu có quy mô lớn để có thêm căn cứ cho việc xét duyệt;
b) Yêu cầu đơn vị giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để thực hiện việc xét duyệt quyết toán;
c) Yêu cầu đơn vị nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng dự toán được duyệt; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước;
d) Điều chỉnh những sai sót hoặc yêu cầu đơn vị cấp dưới lập lại báo cáo quyết toán nếu thấy cần thiết.
4. Kết thúc việc xét duyệt quyết toán năm, đơn vị dự toán cấp trên ra thông báo duyệt quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp dưới; đối với đơn vị dự toán cấp I gửi đơn vị dự toán cấp dưới và gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thẩm định theo quy định.
Cơ quan tài chính ra thông báo xét duyệt quyết toán đối với các đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách.
5. Thủ trưởng đơn vị xét duyệt quyết toán phải chịu trách nhiệm về kết quả duyệt quyết toán, nếu để xảy ra vi phạm mà không phát hiện hoặc đã phát hiện nhưng không xử lý sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên cơ quan xét duyệt quyết toán ngân sách năm là:
- Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc theo quy định;
- Trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách thì cơ quan tài chính cùng cấp duyệt quyết toán ngân sách theo quy định đối với đơn vị dự toán cấp I cùng cấp.
Trình tự quyết toán ngân sách nhà nước như thế nào?
Trình tự quyết toán ngân sách nhà nước được quy định tại khoản 8 Điều 44 Nghị định 163/2016/NĐ-CP như sau:
- Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi về Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước trước ngày 01 tháng 10 năm sau;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm sau;
- Bộ Tài chính thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương;
- Căn cứ kết quả thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách trung ương và quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, Bộ Tài chính tổng hợp, lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ và gửi Kiểm toán nhà nước chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách;
- Trình tự, thủ tục thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội đối với quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
- Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước chậm nhất là 18 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định hướng, gợi ý sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện theo Công văn 24?
- Những Nghị định hết hiệu lực sau khi Nghị định 175 hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng có hiệu lực thi hành?
- Mẫu biên bản làm việc của Ủy ban kiểm tra công đoàn (sử dụng nội bộ) mới nhất? Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn là bao nhiêu?
- Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng công trình theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Tải về 02 mẫu giấy phép xây dựng cấp theo giai đoạn của công trình mới nhất, chuẩn Nghị định 175?