Nội dung về chức năng nguồn nước theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Nội dung về chức năng nguồn nước theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào?
Chức năng nguồn nước được quy định tại Điều 22 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
(1) Nguồn nước có một hoặc một số chức năng cơ bản sau đây:
- Cấp nước cho sinh hoạt;
- Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
- Cấp nước cho sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ;
- Cấp nước cho thủy điện;
- Bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa;
- Giao thông đường thủy nội địa, hàng hải;
- Tạo cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; trữ, tiêu thoát lũ.
(2) Chức năng nguồn nước là một trong các căn cứ để lựa chọn các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép cho các dự án có xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(3) Chức năng nguồn nước được xác định căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, tạo cảnh quan, môi trường, trữ, tiêu thoát lũ và khả năng đáp ứng của nguồn nước.
(4) Nguồn nước mặt phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
(5) Việc phân vùng chức năng nguồn nước mặt được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đối với nguồn nước mặt liên tỉnh và trong quy hoạch tỉnh đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quá trình rà soát quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quy hoạch tỉnh. Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa thể hiện chức năng nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt liên tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
(6) Chức năng nguồn nước được xem xét, điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
- Có sự thay đổi về yêu cầu bảo vệ nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
- Có sự thay đổi lớn về khả năng đáp ứng của nguồn nước mà chưa có biện pháp khắc phục.
(7) Nước thải xả vào nguồn nước mặt phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải phù hợp với chức năng nguồn nước và việc xả nước thải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nội dung về chức năng nguồn nước theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
10 hành vi về tài nguyên nước bị nghiêm cấm từ 01/7/2024 theo quy định Luật Tài nguyên nước 2023?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tài nguyên nước 2023 thì 10 hành vi về tài nguyên nước bị nghiêm cấm như sau:
(1) Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại, xả khí thải độc hại vào nguồn nước.
(2) Xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; xả nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải vào nguồn nước mặt, nước biển.
(3) Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
(4) Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép.
(5) Lấn, lấp sông, suối, kênh, mương, rạch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ chứa, kênh, mương, rạch nhưng không có biện pháp khắc phục.
(6) Khai thác trái phép cát, sỏi, bùn, đất và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, trong hành lang bảo vệ nguồn nước; khoan, đào, xây dựng nhà cửa, công trình, vật kiến trúc và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ.
(7) Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
(8) Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.
(9) Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
(10) Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.
Hệ thống xử lý nước thải hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường 2020 hướng dẫn về hệ thống xử lý nước thải như sau:
(1) Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;
- Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa;
- Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật;
- Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.
(2) Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2024 từ khoản 3, khoản 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?