Nội dung và hình thức thi học sinh giỏi quốc gia theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới ra sao?
- Nội dung thi học sinh giỏi quốc gia trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới?
- Hình thức, thời gian thi học sinh giỏi quốc gia trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới là gì?
- Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nào?
- Công tác chỉ đạo và tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
Nội dung thi học sinh giỏi quốc gia trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi, nội dung thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi
1. Môn thi:
a) Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tổ chức thi các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc). Chỉ xem xét tổ chức thi đối với môn thi có ít nhất 05 đơn vị đăng ký dự thi trở lên. Việc điều chỉnh môn thi (nếu có) sẽ được Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định;
b) Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, tổ chức thi các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học.
2. Nội dung thi: Nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT; riêng kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, nội dung thi tiếp cận với Olympic quốc tế và khu vực.
....
Theo đó, nội dung thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT; riêng kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, nội dung thi tiếp cận với Olympic quốc tế và khu vực.
Nội dung và hình thức thi học sinh giỏi quốc gia theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới ra sao? (Hình từ Internet)
Hình thức, thời gian thi học sinh giỏi quốc gia trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định hình thức, thời gian thi học sinh giỏi quốc gia trong Quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia mới như sau:
- Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Có hai buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và các môn Ngoại ngữ; có một buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; thời làm bài thi là 180 phút.
Môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính; các môn khác thi theo hình thức viết trên giấy: các môn Ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói, thí sinh có 05 phút chuẩn bị và 05 phút để ghi âm;
- Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Có hai buổi thi đối với mỗi môn thi; riêng các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học có thêm một buổi thi thực hành; thời gian làm bài thi đối với môn Tin học là 300 phút/bài thi, môn Toán là 270 phút/bài thi, các môn còn lại là 240 phút/bài thi. Thời gian làm bài thi của buổi thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học là 180 phút.
Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi
1. Thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.
2. Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
b) Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
c) Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
d) Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo như quy định trên, tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi bao gồm:
- Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao;
- Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi;
- Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi;
- Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Công tác chỉ đạo và tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Công tác chỉ đạo và tổ chức thi
1. Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; xem xét, quyết định xử lý những trường hợp đặc biệt liên quan bảo đảm mục đích, yêu cầu tổ chức thi.
2. Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).
a) Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;
b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
3. Cục QLCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt;
b) Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia;
c) Điều động các đơn vị dự thi làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
d) Tổ chức ra đề thi và bàn giao đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
đ) Tổ chức coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic;
e) Tổ chức chấm thi, phúc khảo các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
4. Thanh tra Bộ GDĐT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
Theo đó, công tác chỉ đạo và tổ chức thi được thực hiện theo quy định trên.
Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ 25/11/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?