Nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nào?
- Nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nào?
- Hợp đồng lao động bị vô hiệu từng phần thì có được sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đó không?
- Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu trong hợp đồng lao động thì phải làm sao?
Nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nào?
Căn cứ Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.
2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Như vậy, theo quy định, nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Hợp đồng lao động bị vô hiệu từng phần thì có được sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đó không?
Căn cứ Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:
- Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
- Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.
Như vậy, theo quy định, khi hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần thì hai bên có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.
Nội dung trong hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động bị vô hiệu từng phần khi nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu trong hợp đồng lao động thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể và pháp luật.
...
3. Trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì:
a) Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
c) Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
d) Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, theo quy định, trường hợp hai bên không thống nhất sửa đổi, bổ sung các nội dung đã bị tuyên bố vô hiệu thì thực hiện như sau:
- Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
- Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của hai bên từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều này;
- Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo quy định;
- Thời gian làm việc của người lao động theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu được tính là thời gian người lao động làm việc cho người sử dụng lao động để làm căn cứ thực hiện chế độ theo quy định của pháp luật về lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày tảo mộ 2025 đẹp? Tảo mộ cuối năm 2025 ngày nào đẹp? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức thế nào?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 toàn quốc? Xem bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 63 tỉnh thành ở đâu?
- Một số loài hoa đẹp chưng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Thời gian nghỉ Tết của người lao động ở doanh nghiệp tư nhân?
- Thông tư 11/2024/TT-BXD về mã số, tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng thế nào?
- Ngày 28 tháng 1 là ngày gì? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm? Ngày 28 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam?