Nội dung tin nhắn vay tiền trên Messenger facebook có được coi là chứng cứ không? Giao nộp tài liệu chứng cứ tại Tòa án được tiến hành như thế nào?
Nội dung tin nhắn vay tiền trên Messenger Facebook có được coi là chứng cứ không?
Căn cứ Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nguồn chứng cứ bao gồm:
"Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định."
Đồng thời với chứng cứ là dữ liệu điện tử căn cứ Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:
"Điều 99. Dữ liệu điện tử
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác."
Như vậy, những tin nhắn vay tiền trao đổi qua Facebook có thể được xem là một nguồn chứng cứ và dùng làm chứng cứ chứng minh tại Tòa án. Ngoài ra, để đảm bảo tính pháp lý của chứng cứ này, anh/chị có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng.
Trong trường hợp cho vay tiền thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng thì có thể sử dụng giấy chuyển tiền hay sao kê tài khoản ngân hàng, xác nhận của ngân hàng để làm chứng cứ đòi lại tiền vay.
Tin nhắn Messenger có được coi là bằng chứng
Chứng cứ được xác định như thế nào trong vụ án dân sự theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định chứng cứ xác định như sau:
"Điều 95. Xác định chứng cứ
1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định."
Căn cứ Điều 18 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP quy định:
"Điều 18. Gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử
1. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng gửi tài liệu, chứng cứ bằng phương tiện điện tử đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị quyết này.
2. Sau khi nhận tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện, người tham gia tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều này, Tòa án kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã nhận và gửi thông báo đã nhận tài liệu, chứng cứ từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện, người tham gia tố tụng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu, chứng cứ."
Đồng thời tại Điều 19 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP quy định:
"Điều 19. Giao nộp tài liệu, chứng cứ tại Tòa án
1. Người khởi kiện, người tham gia tố tụng đã gửi tài liệu, chứng cứ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó chậm nhất là tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại. Đối với các tài liệu, chứng cứ mà người tham gia tố tụng gửi cho Tòa án bằng phương tiện điện tử sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại thì thời hạn giao nộp bản chính và bản sao hợp pháp tài liệu, chứng cứ đó được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Đối với tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự, khoản 2 Điều 96 Luật tố tụng hành chính; chứng cứ là vật chứng; tài liệu nghe được, nhìn được hoặc những tài liệu, chứng cứ khác mà không thể định dạng dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết này thì Tòa án, người khởi kiện, người tham gia tố tụng không được gửi bằng phương thức điện tử mà phải giao nộp bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật tố tụng."
Cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng cách nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
"Điều 97. Xác minh, thu thập chứng cứ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:
a) Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
b) Thu thập vật chứng;
c) Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
đ) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
e) Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
g) Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
h) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật."
Theo đó cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?