Nội dung thể hiện trong bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Nội dung thể hiện trong bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Khung tên dùng cho bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
- Phông chữ và kích thước dùng trong bản vẽ thiết kế được quy định thế nào?
Nội dung thể hiện trong bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9163:2012 về Công trình thủy lợi - Bản vẽ cơ điện - Yêu cầu về nội dung quy định, các loại thiết bị cơ khí, cơ cấu máy hoặc chi tiết máy, kết cấu thép, các loại thiết bị điện, sơ đồ lắp đặt, sơ đồ nguyên lý điều khiển, sơ đồ nối điện, v.v… thể hiện trong bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện (bản vẽ cơ - điện) được gọi chung là đối tượng thiết kế.
Mức độ chi tiết về nội dung cần thể hiện trong bản vẽ tuỳ thuộc vào giai đoạn thiết kế và loại đối tượng được thiết kế, nhưng đều phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
(1) Mô tả chính xác hình dạng, kích thước, loại vật liệu dùng để chế tạo và yêu cầu kỹ thuật phải đạt được của đối tượng thiết kế;
(2) Chỉ rõ vị trí lắp đặt của đối tượng thiết kế trong bố trí tổng thể hoặc trong cụm chi tiết có nhiều đối tượng thiết kế khác nhau;
(3) Thông tin trong bản vẽ bảo đảm đủ điều kiện để tính toán khối lượng và dự toán thiết kế;
(4) Điền đầy đủ các thông tin quy định trong khung tên (tại phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9163:2012).
Nội dung thể hiện trong bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Khung tên dùng cho bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đảm bảo những yêu cầu chung nào?
Yêu cầu chung về khung tên được quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9163:2012 về Công trình thủy lợi - Bản vẽ cơ điện - Yêu cầu về nội dung như sau:
Yêu cầu về khung tên dùng cho bản vẽ cơ – điện
4.1 Yêu cầu chung về khung tên
4.1.1 Thể hiện được tính pháp lý của bản vẽ thiết kế: phải ghi rõ họ tên, chức vụ người thiết kế, người kiểm tra, chủ nhiệm đồ án và cơ quan chuyên ngành phụ trách để thể hiện quyền tác giả và trách nhiệm chất lượng sản phẩm được tạo ra.
4.1.2 Cung cấp đủ các thông tin cần thiết, bao gồm tên sản phẩm, chức năng của bản vẽ, bước thiết kế, vị trí công trình áp dụng, tỷ lệ bản vẽ, thời gian hoàn thành.
4.1.3 Tính lô gích, dễ theo dõi, dễ tìm: số hiệu bản vẽ thể hiện được chức năng của chúng và mối liên quan trong tổng thể các bản vẽ của bộ phận máy được thể hiện. Nhìn vào khung tên có thể nhận ngay được bộ phận trong bản vẽ thuộc loại nào, lắp ráp với bộ phận nào.
4.2 Kết cấu khung tên
4.2.1 Kết cấu khung tên bản vẽ cơ khí
4.2.1.1 Kết cấu khung tên và ghi các thành phần trong khung tên bản vẽ lắp quy định tại hình A.1 của phụ lục A.
...
Như vậy, theo quy định, khung tên dùng cho bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đảm bảo yêu cầu chung như sau:
- Thể hiện được tính pháp lý của bản vẽ thiết kế: phải ghi rõ họ tên, chức vụ người thiết kế, người kiểm tra, chủ nhiệm đồ án và cơ quan chuyên ngành phụ trách để thể hiện quyền tác giả và trách nhiệm chất lượng sản phẩm được tạo ra.
- Cung cấp đủ các thông tin cần thiết, bao gồm tên sản phẩm, chức năng của bản vẽ, bước thiết kế, vị trí công trình áp dụng, tỷ lệ bản vẽ, thời gian hoàn thành.
- Tính lô gích, dễ theo dõi, dễ tìm: số hiệu bản vẽ thể hiện được chức năng của chúng và mối liên quan trong tổng thể các bản vẽ của bộ phận máy được thể hiện.
Nhìn vào khung tên có thể nhận ngay được bộ phận trong bản vẽ thuộc loại nào, lắp ráp với bộ phận nào.
Phông chữ và kích thước dùng trong bản vẽ thiết kế được quy định thế nào?
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9163:2012 về Công trình thủy lợi - Bản vẽ cơ điện - Yêu cầu về nội dung quy định, chữ và số dùng trong bản vẽ thiết kế các thiết bị cơ khí, kết cấu thép và hệ thống điện phải đảm bảo:
(1) Phông chữ (kiểu chữ) và số dùng trong bản vẽ phải chân phương.
Không nên dùng quá hai kiểu phông chữ trong cùng một bản vẽ.
Chữ viết và số thể hiện trong các bản vẽ phải rõ ràng, chính xác, cân đối, hài hoà với các hình trong bản vẽ và không bị cắt hoặc bị phân cách bởi bất kỳ đường nét và ký hiệu nào của hình vẽ.
(2) Kích thước của chữ và số (font size) phụ thuộc vào kích thước khổ giấy vẽ, kích thước khoảng trống dùng để viết chữ và điền số, kích thước ô chữ trong khung tên và trong bảng liệt kê nhưng không nhỏ hơn cỡ 9 đối với kiểu chữ Arial, cỡ 10 đối với kiểu chữ Times New Roman hoặc cỡ tương đương khi dùng kiểu chữ khác với hai kiểu chữ nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?