Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm những nội dung gì? Người tập sự hành nghề công chứng được chấm dứt tập sự trong các trường hợp nào?
Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm những nội dung gì?
Tập sự hành nghề công chứng (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 04/2015/TT-BTP quy định về nội dung tập sự hành nghề công chứng như sau:
Nội dung tập sự hành nghề công chứng
1. Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm kỹ năng hành nghề công chứng và các công việc liên quan đến công chứng sau đây:
a) Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
b) Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;
c) Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
d) Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;
đ) Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;
e) Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
g) Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
h) Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
2. Công chứng viên hướng dẫn tập sự hướng dẫn Người tập sự thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; đối với người có thời gian tập sự là 06 tháng thì công chứng viên hướng dẫn tập sự thống nhất với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về thời lượng và nội dung tập sự phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm kỹ năng hành nghề công chứng và các công việc liên quan đến công chứng chủ yếu sau đây:
+ Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;
+ Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
+ Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;
+ Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;
+ Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;
+ Kỹ năng soạn thảo lời chứng;
+ Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;
+ Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.
Người tập sự hành nghề công chứng có các nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTP quy định về nghĩa vụ của người tập sự nghề công chứng như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Người tập sự
...
2. Người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
b) Tuân theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
c) Thực hiện các công việc thuộc nội dung tập sự quy định tại Điều 7 của Thông tư này theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự;
d) Chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc được phân công;
đ) Nộp Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
e) Giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người tập sự có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ các quy định của Luật công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
+ Tuân theo nội quy, quy chế của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự;
+ Thực hiện các công việc thuộc nội dung tập sự quy định tại Điều 7 của Thông tư này theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự;
+ Chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn tập sự và tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự về kết quả và tiến độ của các công việc được phân công;
+ Nộp Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
+ Giữ bí mật thông tin về nội dung công chứng và các thông tin có liên quan mà mình biết được trong quá trình tập sự;
g) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
Người tập sự hành nghề công chứng được chấm dứt tập sự trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 04/2015/TT-BTP quy định về chấm dứt tập sự hành nghề công chứng như sau:
Chấm dứt tập sự hành nghề công chứng
1. Người tập sự chấm dứt tập sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt tập sự;
b) Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
e) Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này mà không tiếp tục tập sự;
g) Bị xóa tên khỏi Danh sách Người tập sự của Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Thông tư này;
h) Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm đăng ký tập sự.
Như vậy, người tập sự chấm dứt tập sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tự chấm dứt tập sự;
+ Được tuyển dụng là cán bộ, công chức, viên chức (trừ viên chức làm việc tại Phòng công chứng), sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Không còn thường trú tại Việt Nam;
+ Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tạm ngừng tập sự quá số lần quy định hoặc đã hết thời hạn tạm ngừng tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này mà không tiếp tục tập sự;
+ Bị xóa tên khỏi Danh sách Người tập sự của Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Thông tư này;
+ Thuộc trường hợp không được đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm đăng ký tập sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?