Nội dung quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ được quy định ra sao? Các công trình nào bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác theo quy định?
Nội dung quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ được quy định ra sao?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định về quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ như sau:
Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ
1. Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ
...
b) Nội dung quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ phải bảo đảm bao quát các quy định về tổ chức giao thông, tải trọng khai thác, tốc độ, thành phần xe, bố trí làn xe; đối với bến phà phải có quy định vị trí xếp xe trên phà, trình tự lên, xuống bến phà, cầu phao; trình tự vận hành thiết bị lắp đặt vào công trình, các quy định về an toàn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ và các nội dung khác có liên quan. Đối với các trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh, trạm kiểm tra tải trọng xe, hệ thống quản lý giám sát giao thông; nội dung quy trình vận hành khai thác phải bao gồm quy định về số người quản lý, vận hành và cấp bậc tương ứng, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng tiêu hao để đảm bảo sự làm việc bình thường của trạm theo quy định của thiết kế.
...
Như vậy, nội dung quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ được quy định như trên.
Vận hành khai thác công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Các công trình nào bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định quy trình các công trình bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác như sau:
Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ
...
2. Các công trình bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác
a) Cầu quay, cầu cất, cầu có sử dụng thiết bị nâng, hạ nhịp cầu;
b) Bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ;
c) Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị thông gió, thiết bị vận hành khai thác;
d) Trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh;
đ) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định;
e) Hệ thống quản lý và giám sát giao thông;
g) Các công trình khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ.
3. Trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt, điều chỉnh quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện như đối với quy trình bảo trì công trình quy định tại các Điều 6, 8 và Điều 9 của Thông tư này.
...
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc các công trình bắt buộc phải có quy trình vận hành khai thác bao gồm:
- Cầu quay, cầu cất, cầu có sử dụng thiết bị nâng, hạ nhịp cầu;
- Bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ;
- Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị thông gió, thiết bị vận hành khai thác;
- Trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh;
- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định;
- Hệ thống quản lý và giám sát giao thông;
- Các công trình khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ.
Căn cứ để lập quy trình khai thác công trình đường bộ được quy định như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định căn cứ để lập quy trình khai thác công trình đường bộ như sau:
Quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ
...
4. Căn cứ lập quy trình khai thác gồm:
a) Hồ sơ thiết kế;
b) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất thiết bị lắp đặt trong công trình;
c) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành thiết bị và công trình;
d) Các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
5. Việc điều chỉnh quy trình vận hành khai thác công trình đường bộ thực hiện tương tự như quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Như vậy, căn cứ lập quy trình khai thác công trình đường bộ gồm:
- Hồ sơ thiết kế;
- Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất thiết bị lắp đặt trong công trình;
- Sổ tay, tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành thiết bị và công trình;
- Các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
- Các nội dung cần thiết khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?