Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại thế nào? Ngân hàng thương mại chuyển giao được áp dụng những biện pháp hổ trợ gì?
Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại thế nào?
Căn cứ theo khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
Căn cứ theo Điều 181 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định nội dung phương án chuyển giao bắt buộc của ngân hàng thương mại bao gồm những nội dung sau:
- Thông tin về bên nhận chuyển giao bắt buộc;
- Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện;
- Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn;
- Phương án về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
- Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm;
- Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao bắt buộc tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn theo quy định tại Điều 186 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 182 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Lộ trình tuân thủ quy định tại các điều 136, 137, 138 và khoản 3 Điều 144 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại thế nào? Ngân hàng thương mại chuyển giao được áp dụng những biện pháp hỗ trợ gì? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại chuyển giao bắt buộc được áp dụng những biện pháp hỗ trợ gì?
Căn cứ theo Điều 182 Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt có thể áp dụng những biện pháp hỗ trợ sau:
- Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp sau đây:
+ Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mua bán, xử lý nợ;
+ Nhận tiền gửi hoặc vay của bên nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc hoặc theo thỏa thuận;
+ Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do bên nhận chuyển giao bắt buộc nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn; bán lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp cho bên nhận chuyển giao bắt buộc theo thỏa thuận hoặc trong trường hợp các khoản nợ này bị chuyển thành nợ xấu;
+ Được bên nhận chuyển giao bắt buộc cử nhân sự tham gia quản trị, điều hành, kiểm soát; hỗ trợ về công nghệ thông tin và các hoạt động khác theo thỏa thuận;
+ Miễn tiền lãi vay của khoản vay tái cấp vốn, vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước;
+ Vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức bảo hiểm tiền gửi, tổ chức tín dụng khác theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 192 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
+ Biện pháp khác theo thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi của bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 183 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại như sau:
- Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc.
Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.
- Ngân hàng Nhà nước quyết định ghi giảm toàn bộ vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế tương ứng.
- Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên bên nhận chuyển giao bắt buộc; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
+ Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
+ Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao bắt buộc và ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật.
- Bên nhận chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:
+ Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
+ Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
- Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc phải thực hiện các nội dung sau đây:
+ Thực hiện các thủ tục thay đổi Giấy phép;
+ Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
- Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
- Trường hợp sửa đổi, bổ sung biện pháp cho vay đặc biệt với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm trong phương án chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung đó.
- Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
- Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ quy định tại khoản 2 Điều 209 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?