Nội dung lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo: Xem xét năng lực thực tiễn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống?
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như sau:
“Điều 6. Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp). Cụ thể như sau:
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn thực hiện theo quy định của Quốc hội.
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp ủy tiến hành sau khi lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc phê chuẩn.
- Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý khác tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.”
Theo đó, định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ địa hội đảng bộ các cấp) sẽ là thời điểm lấy phiếu tín nhiệm.
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7.1, khoản 7.2 Điều 7 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như sau:
“7.1- Nội dung lấy phiếu tín nhiệm
1 - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
- Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức.
- Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình.
- Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật.
- Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
2- Năng lực thực tiễn
- Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công.
- Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.
- Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.
- Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc.
- Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.”
Theo đó nội dung lấy phiếu tín nhiệm sẽ bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn.
- Phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm được quy định như sau:
+ Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
+ Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
+ Phiếu không hợp lệ là phiếu có một trong các trường hợp sau: Phiếu không do Ban Kiểm phiếu phát ra; phiếu có gạch xóa họ tên người được in trên phiếu; phiếu có ghi thêm tên người hoặc các thông tin khác vào phiếu; phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô tương ứng với tên của một người được lấy phiếu tín nhiệm.
Thời điểm và nội dung lấy phiếu tín nhiệm để tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7.3 Điều 7 Quy định 262-QĐ/TW năm 2014 quy định tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm như sau:
- Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban Kiểm phiếu tổng hợp như sau: Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ, số phiếu không hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về.
- Đối với cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm ở nhiều nơi, việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định, trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi.
Như vậy, khi bạn đánh giá trong phiếu tín nhiệm, sẽ có các nội dung bạn cần đánh giá dựa theo mức độ bao gồm "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?