Nội dung kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm những gì?
- Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm những nội dung gì?
- Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra sao?
- Các hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực bị xử lý như thế nào?
Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Quy định 132-QĐ/TW năm 2023, việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm những nội dung sau:
- Kiểm soát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
- Kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
Nội dung kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án gồm những gì? (Hình từ Internet)
Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Quy định 132-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử để kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
2. Lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tự phê bình và phê bình, trách nhiệm nêu gương, công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và các biện pháp khác kiểm soát quyền lực, phòng ngừa vi phạm, tham nhũng, tiêu cực; công tác giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan; công tác tự kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
3. Lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan này.
4. Kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, kiểm sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; việc chấp hành chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử; việc giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo và việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
5. Lãnh đạo, chỉ đạo về chủ trương xử lý các vụ án, vụ việc theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Yêu cầu kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xem xét lại các quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định thì phương thức kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Các hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực bị xử lý như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Quy định 132-QĐ/TW năm 2023, việc xử lý hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Những hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực chưa có quy định xử lý thì căn cứ vào Điều lệ và các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ và quy định của các tổ chức đoàn thể để xử lý cho phù hợp.
Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy cần thiết thì cấp có thẩm quyền phải kiên quyết điều chuyển người vi phạm khỏi vị trí công tác đang đảm nhiệm, thay thế, cho thôi giữ chức, miễn nhiệm, từ chức, không bố trí công tác liên quan đến hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan; thu hồi, không bổ nhiệm lại các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và các chức danh, chức vụ trong các cơ quan, tổ chức có hoạt động khác có liên quan đến hoạt động tố tụng, thi hành án.
- Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm giữ lại để xử lý nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên nước được quy định thế nào theo quy định?
- Tổ chức tín dụng cấp tín dụng phải tổ chức xét duyệt cấp tín dụng theo nguyên tắc gì theo quy định pháp luật?
- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán có được chuyển đổi sang phương pháp kê khai không?
- Rủi ro tín dụng là gì? Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm những nội dung nào?
- Tài khoản giao thông được kết nối với mấy phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ?