Nội dung Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non do ai ban hành? Nội dung này được ban hành nhằm mục đích gì?
Nội dung Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non do ai ban hành?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chương trình môn học Giáo dục thể chất
1. Chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
2. Thẩm quyền ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non;
b) Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
Như vậy, Nội dung Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Giáo dục mầm non
Việc ban hành nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
1. Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh, sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.
Theo đó, việc ban hành nội dung giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục mầm non nhằm mục đích trang bị cho trẻ em các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Giáo viên thể dục ở giáo dục mầm non có bắt buộc trình độ chuẩn là tốt nghiệp đại học trở lên không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 11/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao
1. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật Giáo dục.
2. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao thực hiện các quyền, nghĩa vụ, được hưởng các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi đặc thù khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
...
Theo quy định trên thì trình độ chuẩn của giáo viên thể dục ở giáo dục mầm non được quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005, tuy nhiên Luật này đã hết hiệu lực và nội dung này được quy định mới tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Như vậy, trình độ chuẩn giáo viên thể dục ở giáo dục mầm non yêu cầu có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?