Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm có bao gồm chất đạm không? Không bắt buộc ghi trong trường hợp nào?
Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm có bao gồm chất đạm không?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2023//TT-BYT thì chất đạm (Protein) là hợp chất hữu cơ có chứa nitơ được cấu thành từ các axit amin, được tính theo quy ước bằng cách áp dụng các hệ số chuyển đổi các giá trị của nitơ hữu cơ có trong thực phẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 29/2023//TT-BYT về nội dung ghi thành phần dinh dưỡng như sau:
Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng
1. Thực phẩm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu thông tại Việt Nam thực hiện ghi các thành phần dinh dưỡng sau đây:
a) Năng lượng;
b) Chất đạm;
c) Carbohydrat;
d) Chất béo;
đ) Natri.
2. Nước giải khát, sữa chế biến cho thêm đường quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và thực phẩm cho thêm đường khác: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và đường tổng số.
3. Thực phẩm được chế biến dưới hình thức chiên rán: thực hiện ghi 05 thành phần dinh dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này và chất béo bão hoà.
4. Đối với thực phẩm không chứa hoặc có chứa thành phần dinh dưỡng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nhưng giá trị dinh dưỡng của thành phần đó nhỏ hơn giá trị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này thì không bắt buộc
Như vậy, theo quy định trên thì nội dung thành phần dinh dưỡng của thực phẩm sản xuất tại Việt Nam bao gồm chất đạm.
Ngoài ra, thực phẩm sản xuất tại Việt Nam còn bao gồm các nội dung thành phần dinh dưỡng sau:
- Năng lượng;
- Carbohydrat;
- Chất béo;
- Natri.
Nội dung ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn của thực phẩm có bao gồm chất đạm không? Không bắt buộc ghi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Thành phần dinh dưỡng nào không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm?
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT về các thành phần dinh dưỡng không bắt buộc ghi trên nhãn thực phẩm bao gồm:
- Thành phần năng lượng có giá trị ≤ 4 kcal trên 100 ml (dạng lỏng).
- Thành phần chất đạm ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).
- Thành phần Carbohydrat có giá trị ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).
- Thành phần chất béo có giá trị ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng).
- Thành phần chất béo bão hòa có giá trị ≤ 0,1 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc ≤ 0,1 g trên 100 ml (dạng lỏng).
- Thành phần đường tổng số có giá trị ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc ≤ 0,5 g trên 100 ml (dạng lỏng).
- Thành phần natri có giá trị ≤ 0,005 g trên 100 g.
Như vậy, đối với thành phần chất đạm có ≤ 0,5 g trên 100 g (dạng rắn) hoặc trên 100 ml (dạng lỏng) thì không bắt buộc ghi trên nhãn của thực phẩm.
Có thể biểu thị thêm phần trăm giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với thành phần chất đạm trên nhãn của thực phẩm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2023//TT-BYT về cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng như sau:
Cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng
1. Thông tin về giá trị năng lượng được tính bằng ki-lô-ca-lo (kcal); thông tin về hàm lượng chất đạm, carbohydrat, chất béo, chất béo bão hòa, đường tổng số được tính bằng gam (g); thông tin về hàm lượng natri được tính bằng miligam (mg). Thông tin các thành phần dinh dưỡng được biểu thị trong 100g hoặc 100ml thực phẩm hoặc trong một khẩu phần ăn đã được xác định hàm lượng trên nhãn hoặc theo mỗi phần đóng gói khi số phần trong bao gói đó được công bố.
2. Tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giá trị dinh dưỡng của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5 Thông tư này phải được thể hiện bằng số, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, thông tin về giá trị dinh dưỡng theo quy định trên nhãn thực phẩm; thể hiện ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định và tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.
4. Giá trị khoảng dung sai của các thành phần dinh dưỡng quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có thể biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu đối với các thành phần chất đạm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện biểu thị thêm phần trăm (%) giá trị dinh dưỡng tham chiếu thì thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2023/TT-BYT như sau:
STT | Thành phần dinh dưỡng | Đơn vị đo lường | Giá trị dinh dưỡng tham chiếu | Cơ sở đề xuất |
1 | Năng lượng | Kcal | 2000 | Dựa trên nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam, số liệu khẩu phần ăn từ Tổng điều tra Quốc gia về dinh dưỡng |
2 | Chất đạm | g | 50 | Theo khuyến cáo của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) |
3 | Carbohydrat | g | 325 | Dựa trên nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam |
4 | Đường tổng số | g | - | Chưa khuyến nghị giá trị dinh dưỡng tham chiếu |
5 | Chất béo, trong đó: Chất béo bão hòa | g g | 56 20 | Chất béo: Dựa trên nghiên cứu và tính toán từ nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam, khẩu phần chất béo chỉ nên cung cấp tối đa 25% tổng năng lượng khẩu phần; Chất béo bão hòa: Theo khuyến cáo của Codex |
6 | Natri | mg | 2000 | Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và khuyến cáo của Codex |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?