Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn theo quy định của pháp luật hay không?
- Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn hay không?
- Buôn bán giống cây trồng không có hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng thì có bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hay không?
- Người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có bị buộc tiêu hủy giống cây trồng hay không?
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn hay không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 10 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Ghi nhãn và quảng cáo giống cây trồng
1. Ghi nhãn giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và nội dung ghi nhãn như sau:
...
d) Hướng dẫn bảo quản và sử dụng: Ghi rõ điều kiện bảo quản; phạm vi sử dụng của giống về thời vụ, vùng địa lý, tóm tắt quy trình trồng và chăm sóc (khi có yêu cầu đặc biệt) phù hợp với thông tin trong hồ sơ cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
đ) Thông tin cảnh báo an toàn (nếu có).
...
Như vậy, nội dung ghi nhãn giống cây trồng không bắt buộc phải ghi thông tin cảnh báo an toàn.
Nội dung ghi nhãn giống cây trồng có bắt buộc ghi thông tin cảnh báo an toàn hay không? (Hình từ Internet)
Buôn bán giống cây trồng không có hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng thì có bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hay không?
Căn cứ theo khoản 2, 6 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định.
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới thực hiện việc buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính.
...
Như vậy, hành vi buôn bán giống cây trồng không có hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) theo quy định ngoài bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng thì còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là:
Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới thực hiện việc buôn bán giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính.
Lưu ý: mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tức bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP).
Người buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng có bị buộc tiêu hủy giống cây trồng hay không?
Căn cứ theo khoản 4, 7 Điều 11 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng
...
4. Phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô giống cây trồng có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên.
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định tại Điều này.
Như vậy, đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng thì ngoài bị phạt tiền dựa trên giá trị buôn bán của lô giống cây trồng thì còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng; trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Lưu ý: mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?