Nội dung dự toán chi tiết của đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những loại chi phí nào?
- Nội dung dự toán chi tiết của đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những loại chi phí nào?
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
- Đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết trên mức bao nhiêu thì phải thực hiện lại các thủ tục đầu tư?
Nội dung dự toán chi tiết của đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những loại chi phí nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Dự toán chi tiết
...
2. Dự toán chi tiết
Nội dung dự toán chi tiết được trình bày theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm các chi phí sau:
a) Chi phí xây lắp: Chi phí mua sắm, lắp đặt mạng, phụ kiện mạng công nghệ thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng; các chi phí xây lắp trực tiếp khác có liên quan;
b) Chi phí thiết bị
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt, các thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi, phần mềm thương mại, phần mềm nội bộ và các thiết bị khác; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan để mua sắm thiết bị;
- Chi phí tạo lập cơ sở dữ liệu, chuẩn hoá phục vụ cho nhập dữ liệu, thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu;
- Chi phí lắp đặt thiết bị, cài đặt phần mềm, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm;
- Chi phí đào tạo, hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có);
- Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc trước khi nghiệm thu, bàn giao (nếu có).
c) Chi phí quản lý: Gồm các chi phí cần thiết để tổ chức quản lý thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao sản phẩm đưa vào khai thác, sử dụng;
d) Chi phí tư vấn: Chi phí tư vấn lập đề cương và dự toán chi tiết và chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác có liên quan;
đ) Chi phí khác có liên quan: Phí và lệ phí; chi phí lắp đặt và thuê đường truyền; lệ phí đăng ký và duy trì tên miền; chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin liên quan; chi phí thẩm định giá và các chi phí khác có liên quan;
e) Chi phí dự phòng: dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập đề cương và dự toán chi tiết. Chi phí dự phòng không vượt quá 10% của tổng các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
Trường hợp hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai trên phạm vi nhiều địa điểm khác nhau hoặc ở nước ngoài, các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được tính thêm chi phí di chuyển thiết bị và lực lượng lao động.
Như vậy nội dung dự toán chi tiết của đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ gồm những loại chi phí như sau:
- Chi phí xây lắp;
- Chi phí thiết bị;
- Chi phí quản lý;
- Chi phí tư vấn;
- Chi phí khác có liên quan;
- Chi phí dự phòng.
Đề cương chi tiết (Hình từ Internet)
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết của các đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết
1. Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết.
Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được xác định căn cứ theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2. Thẩm quyền thẩm định đề cương và dự toán chi tiết.
a) Người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết thành lập hội đồng thẩm định hoặc giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối thẩm định (gọi chung là đơn vị đầu mối thẩm định);
b) Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc theo phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại địa phương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của người có thẩm quyền tại các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết;
d) Trường hợp đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này thành lập hội đồng thẩm định hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết có thể giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc thẩm định.
Đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết trên mức bao nhiêu thì phải thực hiện lại các thủ tục đầu tư?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-BTTTT quy định như sau:
Điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết
...
5. Trong trường hợp điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết dẫn tới thay đổi kinh phí lên mức trên 15 tỷ đồng, phải thực hiện lại các thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
Như vậy đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước điều chỉnh đề cương và dự toán chi tiết lên mức trên 15 tỷ đồng thì phải thực hiện lại các thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?