Nội dung chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay như thế nào? Người bệnh phải nằm ở tư thế ra sao?
Nội dung chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 25 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Chuyên khoa xương: 3 (1 chính, 2 trợ thủ).
- Người bệnh có gây mê: 1 bác sỹ gây mê, 1 phụ mê.
2. Phương tiện
- Bàn nắn: 1 bàn nắn thông thường.
- 1 ghế đẩu để người bệnh ngồi bó bột (khi không gây mê) và kê đầu bó bột (khi gây mê).
- 1 nẹp gỗ hoặc kim loại to bản, đủ dài, đủ cứng để kê lưng khi người bệnh gây mê phải nằm bó bột, bó xong thì rút bỏ.
- 1 gối mỏng độn ở ngực, bó xong thì rút bỏ, để người bệnh dễ thở và không gây khó chịu khi mang bột.
- Bột thạch cao: 3-4 cuộn bột cỡ 20 cm, 3-4 cuộn bột cỡ 15 cm.
3. Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gẫy, cởi bỏ hoàn toàn áo.
- Với người bệnh gây mê, cần nhịn ăn uống ít nhất 5-6 giờ, tránh nôn sặc hoặc hiện tượng trào ngược.
4. Hồ sơ
- Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, hướng xử trí,những điều dặn dò và hẹn khám lại.
- Với người bệnh gây mê, cần có tờ cam kết chấp nhận thủ thuật.
Theo đó, các nội dung cần chuẩn bị điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay như sau: về người thực hiện; về phương tiện; về việc chuẩn bị cho người bệnh và chuẩn bị hồ sơ như quy định trên.
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay (Hình từ Internet)
Khi tiến hành điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay thì người bệnh phải nằm tư thế ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 25 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Gẫy xương kiểu dạng
- Người bệnh nằm ngửa, gây tê hoặc gây mê.
- Trợ thủ 1: 2 tay cầm cổ tay người bệnh kéo thẳng xuống dưới, tư thế dạng tay nhẹ.
- Người nắn chính luồn cẳng tay vào nách người bệnh để làm điểm tỳ kéo ra ngoài, trợ thủ 1 đồng thời bỏ 1 tay ra để nắm lấy khuỷu tay người bệnh khép khuỷu tay vào thân mình để bẩy đoạn gẫy dưới ra ngoài. Khi đó thường cảm thấy một tiếng rắc nhỏ là được. Có thể người nắn không luồn tay như mô tả ở trên, mà dùng 1 đai vải thứ 2 kéo phần trên của cánh tay (tương ứng với đầu trên của thân xương cánh tay) để nắn. Cũng có thể trợ thủ 1 vừa kéo, vừa cho gót chân của mình vào nách người bệnh để nắn, bẩy đầu thân xương đang rúc vào nách được bật ra phía ngoài, tương tự như nắn trật khớp vai kiểu Hyppocrates cũng được.
- Trường hợp bong sụn tiếp hợp ở thiếu niên di lệch nhiều đôi khi phải nắn rất khỏe, người bệnh nằm trên cáng, dùng gót chân làm điểm tựa để nắn di lệch .
2. Gẫy xương kiểu khép
- Người bệnh nằm ngửa, gây tê hoặc gây mê.
- Người phụ kéo thẳng theo trục cánh tay để sửa di lệch chồng, dạng dần cánh tay ra. Người nắn chính dùng một bàn tay đặt mặt ngoài cơ Delta đẩy vào trong để sửa di lệch góc mở vào trong. Sau đó người phụ từ từ khép dần cánh tay lại và giảm dần lực kéo. Người già và những người bệnh loãng xương: chỉ kéo nắn tối thiểu, tránh gẫy thêm xương, quan trọng nhất là vấn đề tập phục hồi chức năng sớm.
3. Bất động
- Với người bệnh trẻ, khỏe: sau khi nắn xong cho bó bột Desault. Thời gian bất động trung bình 3-4 tuần.
- Với người bệnh già yếu, béo phì, các bệnh lý về tim phổi mãn tính, gù vẹo cột sống…thì chỉ nắn tương đối nhẹ nhàng và bất động bằng áo chỉnh hình kiểu Desault. Thời gian mang áo chỉnh hình: 2-3 tuần, tháo ra tập vận động sớm khớp vai, người già bất động lâu hay gây viêm quanh khớp vai, cứng khớp.
Theo đó, trong bước tiến hành thì người bệnh phải nằm đúng tư thế như sau:
- Người bệnh nằm ngửa, gây tê hoặc gây mê.
- Trợ thủ 1: 2 tay cầm cổ tay người bệnh kéo thẳng xuống dưới, tư thế dạng tay nhẹ.
- Người nắn chính luồn cẳng tay vào nách người bệnh để làm điểm tỳ kéo ra ngoài, trợ thủ 1 đồng thời bỏ 1 tay ra để nắm lấy khuỷu tay người bệnh khép khuỷu tay vào thân mình để bẩy đoạn gẫy dưới ra ngoài.
Khi đó thường cảm thấy một tiếng rắc nhỏ là được.
Có thể người nắn không luồn tay như mô tả ở trên, mà dùng 1 đai vải thứ 2 kéo phần trên của cánh tay (tương ứng với đầu trên của thân xương cánh tay) để nắn.
Cũng có thể trợ thủ 1 vừa kéo, vừa cho gót chân của mình vào nách người bệnh để nắn, bẩy đầu thân xương đang rúc vào nách được bật ra phía ngoài, tương tự như nắn trật khớp vai kiểu Hyppocrates cũng được.
- Trường hợp bong sụn tiếp hợp ở thiếu niên di lệch nhiều đôi khi phải nắn rất khỏe, người bệnh nằm trên cáng, dùng gót chân làm điểm tựa để nắn di lệch.
Như vậy, để đảm bảo thủ thuật được thực hiện liên tục và an toàn thì người bệnh buộc phải được cho nằm với tư thế đúng quy định trên.
Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay xong thì người bệnh phải theo dõi và xử lý tai biến phát sinh ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục VI và tiểu mục VII Mục 25 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
...
VI. THEO DÕI
- Nhẹ thì theo dõi điều trị ngoại trú.
- Nặng hoặc tay sưng nề nhiều thì cho vào viện theo dõi nội trú, kiểm tra đánh giá tình trạng của tay hàng giờ: mạch, cử động, cảm giác, màu da…
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tổn thương mạch máu: ít gặp, nếu có thì chuyển mổ cấp cứu.
- Tổn thương thần kinh: chờ tự phục hồi sau vài tuần đến vài tháng.
- Các trường hợp gây tê nắn thì không có gì đặc biệt, ít tai biến.
- Nên nhớ là các trường hợp gây mê: người bệnh có thể xảy ra biến chứng ngừng thở, mà bột Desault lại bao trùm toàn bộ lồng ngực, nên cần theo dõi sát sao, thời gian theo dõi hồi sức, hậu phẫu cũng cần lâu hơn để XỬ TRÍ kịp thời các biến chứng của gây mê gây ra. Lúc này cần cắt phá bột khẩn cấp để việc thực hiện các biện pháp hô hấp hỗ trợ mới đạt kết quả tốt.
Như vậy, theo quy định trên thì điều trị bảo tồn gẫy đầu trên xương cánh tay xong thì người bệnh phải theo dõi và xử lý tai biến phát sinh thì thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?