Nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những nội dung gì? Chính sách của nhà nước trong phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như thế nào?
Nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.
2. Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
3. Cồn thực phẩm là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học là ethanol đã được loại bỏ tạp chất, đạt yêu cầu dùng trong thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính.
...
Như vậy rượu, bia là đồ uống có cồn thực phẩm có khả năng gây nghiện và gây ngộ độc cấp tính, do những tác hại của rượu, bia này mà Nhà nước có những chính sách nhằm phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí.
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 24/2020/NĐ-CP thì nội dung chi cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
- Xây dựng, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức;
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Hoạt động tư vấn về tác hại của rượu, bia, sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe tại y tế cơ sở, cộng đồng;
Sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, dự phòng và điều trị can thiệp, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia, phòng, chống nghiện, tái nghiện và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện rượu, bia tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Sáng kiến, mô hình cộng đồng sức khỏe hạn chế sử dụng rượu, bia;
- Thống kê, thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu, bia;
Thực trạng sử dụng rượu, bia và ảnh hưởng đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia theo chu kỳ 05 năm và hằng năm làm căn cứ xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm an ninh, trật tự và các vấn đề xã hội khác;
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải, quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo đó với những hoạt động nêu trên theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền sẽ được nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện theo quy định.
Nội dung chi cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chính sách của nhà nước trong phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Như vậy, nhà nước có 5 chính sách nêu trên trong phòng chống tác hại của rượu bia.
Người tham dự các buổi giao lưu, tuyên truyền về phòng chống tác hại của rượu bia được hưởng các chế độ gì?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi, mức chi cho các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng, cơ quan, tổ chức
1. Nội dung và mức chi nhuận bút xây dựng bản tin, phóng sự, tọa đàm về phòng, chống tác hại của rượu, bia thực hiện theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các văn bản liên quan.
2. Chi tổ chức các buổi giao lưu, các buổi lễ mít tinh, tuyên truyền, cổ động về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Chi nước uống cho người tham dự: 20.000 đồng/người/buổi; chi thù lao cho người tham dự 50.000 đồng/người/buổi;
b) Chi báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi;
c) Chi tài liệu: tối đa 15.000 đồng/người;
d) Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn tài chính (trong trường hợp thuê dịch vụ);
đ) Chi truyền thanh (xây dựng, biên tập, phát thanh): Mức chi xây dựng, biên tập 100.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 20.000 đồng/lần;
e) Mức chi xây dựng và in tài liệu truyền thông căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
3. Chi hỗ trợ các buổi biểu diễn văn nghệ, tiểu phẩm tại cộng đồng về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Bồi dưỡng luyện tập chương trình mới: Mức bồi dưỡng cho 01 buổi tập chương trình mới tối đa không quá 70.000 đồng/người/buổi. Số buổi tập tối đa cho một chương trình mới là 10 buổi;
b) Mức bồi dưỡng trong chương trình biểu diễn tối đa không quá 150.000 đồng/người/buổi.
4. Chi thuê dẫn chương trình và biểu diễn văn nghệ tại lễ mít tinh, chiến dịch truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
a) Dẫn chương trình: 2.000.000 đồng/người/buổi;
b) Biểu diễn văn nghệ: 300.000 đồng/người/buổi. Tổng số buổi tập và biểu diễn cho một chương trình văn nghệ tối đa là 10 buổi.
5. Chi hỗ trợ hoạt động của các đội tuyên truyền lưu động trong các đợt mở chiến dịch tuyên truyền tại cộng đồng, cơ quan, đơn vị, tổ chức:
a) Chi hỗ trợ cho những người trực tiếp tham gia đội tuyên truyền lưu động về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại cộng đồng: chi bồi dưỡng tham gia các buổi tuyên truyền 100.000 đồng/người/buổi; chi hỗ trợ tập luyện tuyên truyền 50.000 đồng/người/buổi;
b) Mức chi xăng xe hoặc thuê phương tiện, chụp ảnh tư liệu, thiết bị, dụng cụ tuyên truyền, cổ động và các hoạt động khác theo thực tế căn cứ vào hóa đơn, chứng từ, giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
6. Mức chi thù lao cho các cộng tác viên tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo hướng dẫn về cộng tác viên tuyên truyền của Bộ Y tế: 150.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, đối với những người tham dự các buổi giao lưu, phòng chống tác hại của rượu bia thì sẽ được hưởng chế độ như sau:
- Chi nước uống cho người tham dự: 20.000 đồng/người/buổi; chi thù lao cho người tham dự 50.000 đồng/người/buổi;
- Chi báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi;
- Chi tài liệu: tối đa 15.000 đồng/người;
- Chi thuê hội trường, phông, bạt, bàn ghế, thiết bị loa đài (nếu có): Mức chi thực hiện theo hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hoá đơn tài chính (trong trường hợp thuê dịch vụ);
- Chi truyền thanh (xây dựng, biên tập, phát thanh): Mức chi xây dựng, biên tập 100.000 đồng/trang 350 từ; bồi dưỡng phát thanh viên 20.000 đồng/lần;
- Mức chi xây dựng và in tài liệu truyền thông căn cứ theo giá thị trường tại địa phương và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh bằng tiếng dân tộc thiểu số thì có phải công chứng hay không?
- Maket Hội nghị tổng kết Chi bộ cuối năm? Mục đích chính của Hội nghị tổng kết Chi bộ cuối năm là gì?
- Cá nhân thực hiện giám định tổn thất bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có chứng chỉ gì?
- Việc mở thầu đối với dự án áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được tiến hành như thế nào?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của DS có thể được ký phát hành tối đa bao nhiêu Hộ chiếu?