Nội dung cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thế nào?
Nội dung cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư 95/2023/TT-BQP quy định nội dung cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm có như sau:
(1) Nội dung cải tạo xe cơ giới:
- Thay đổi tính năng sử dụng của xe cơ giới:
+ Xe con, xe vận tải cải tạo thành xe chuyên dùng hoặc xe chuyên dùng cải tạo thành xe chuyên dùng khác;
+ Xe chuyên dùng cải tạo thành xe vận tải, xe con;
+ Rơ moóc, sơ mi rơ moóc cải tạo thành ra moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng hoặc rơ moóc chuyên dùng, sơ mi rơ moóc chuyên dùng cải tạo thành rơ moóc chuyên dùng khác, sơ mi rơ moóc chuyên dùng khác;
+ Lắp đặt trang bị kỹ thuật lên xe cơ giới sau cải tiến, hiện đại hoá.
- Thay đổi hệ thống, tổng thành nguyên thủy bằng hệ thống, tổng thành khác bảo đảm tính năng chiến - kỹ thuật của xe cơ giới.
(2) Nội dung cải tạo xe máy chuyên dùng:
- Thay đổi tính năng sử dụng của xe máy chuyên dùng:
+ Cải tạo thay đổi tính năng của xe máy chuyên dùng từ loại này sang loại khác
+ Lắp đặt trang bị kỹ thuật lên xe máy chuyên dùng sau cải tiến, hiện đại hóa.
- Thay đổi hệ thống, tổng thành nguyên thủy bằng hệ thống, tổng thành khác bảo đảm tính năng chiến - kỹ thuật của xe cơ giới.
Nội dung cải tạo xe cơ giới, xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thế nào? (Hình từ internet)
Việc thi công cải tạo xe quân sự do đơn vị, tổ chức nào đảm nhiệm?
Tại Điều 11 Thông tư 95/2023/TT-BQP có quy định về thi công cải tạo xe quân sự như sau:
Thi công cải tạo xe quân sự
1. Đơn vị, tổ chức thi công cải tạo xe quân sự
a) Tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ.
b) Đơn vị trong Bộ Quốc phòng có chức năng, nhiệm vụ thi công cải tạo xe quân sự.
2. Thi công cải tạo xe quân sự phải đúng hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đơn vị, tổ chức thi công cải tạo xe quân sự quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng xe quân sự sau cải tạo.
4. Việc thi công cải tạo xe quân sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Trường hợp thi công cải tạo lắp đặt trang bị kỹ thuật lên xe quân sự phải do đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đảm nhiệm.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên thì đơn vị, tổ chức đảm nhiêm việc thi công cải tạo xe quân sự là:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh ngành nghề thi công cải tạo, sản xuất, lắp ráp phương tiện cơ giới đường bộ.
- Đơn vị trong Bộ Quốc phòng có chức năng, nhiệm vụ thi công cải tạo xe quân sự.
Cải tạo xe quân sự phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 95/2023/TT-BQP, việc cải tạo xe quân sự cần phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Không thay khung xe mà chỉ thay đổi chiều dài hoặc gia cố tăng cường khung xe nguyên thủy nhưng không thay đổi chiều dài cơ sở của xe nguyên thủy trừ rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
- Mỗi xe cơ giới chỉ cải tạo, thay đổi động cơ và không quá 03 (ba) hệ thống, tổng thành trong 07 (bảy) hệ thống, tổng thành của xe nguyên thủy, cụ thể:
+ Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động);
+ Hệ thống chuyển động (bánh xe);
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống phanh;
+ Hệ thống lái;
+ Buồng lái, thùng hàng hoặc thùng tự đổ;
+ Hệ thống điện xe (đối với xe ô tô điện: Hệ thống lưu trữ Pin (BESS), hệ thống quản lý: Chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt độ pin, bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển; dây điện và đầu nối; hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị; bộ phận kết nối đầu sạc trên xe).
- Mỗi xe máy chuyên dùng chỉ cải tạo, thay động cơ và không quá 04 (bốn) hệ thống, tổng thành trong 08 (tám) hệ thống, tổng thành của xe nguyên thủy, cụ thể:
+ Hệ thống truyền lực (ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu chủ động, truyền động thủy lực);
+ Hệ thống chuyển động (bánh xe, cầu bị động, mô tơ di chuyển);
+ Hệ thống treo;
+ Hệ thống phanh;
+ Hệ thống lái;
+ Hệ thống điện, điện thủy lực, điện tự động hóa;
+ Buồng lái, thân xe;
+ Thiết bị chuyên dùng.
- Phải bảo đảm phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, bí mật Nhà nước.
- Khối lượng toàn bộ của xe quân sự sau cải tạo phải bảo đảm các chỉ tiêu về độ ổn định, an toàn khi vận hành và quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Khổ giới hạn của xe quân sự sau cải tạo không vượt quá khổ giới hạn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Xe quân sự sau cải tạo phải đăng ký theo quy định của pháp luật.
Thông tư 95/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 15/01/2024 và thay thế Thông tư 01/2011/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?