Nơi cư ngụ là gì? Cư ngụ có phải nơi thường trú không? Mỗi cá nhân có thể có bao nhiêu nơi thường trú?
Nơi cư ngụ là gì? Cư ngụ có phải nơi thường trú không?
Nơi cư ngụ được hiểu là nơi mà cá nhân đang ở, sinh sống. Có thể hiểu nơi cư ngụ gồm nơi thường trú và nơi tạm trú.
Theo khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi thường trú như sau:
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi tạm trú như sau:
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Theo đó, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Và nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Nơi cư ngụ là gì? Cư ngụ có phải nơi thường trú không? Mỗi cá nhân có thể có bao nhiêu nơi thường trú? (Hình từ Internet)
Mỗi cá nhân có thể có bao nhiêu nơi thường trú?
Căn cứ Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định về nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú như sau:
Nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
2. Bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.
4. Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, mỗi người chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Người vắng mặt tại nơi thường trú bị xóa đăng ký thường trú khi nào?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2020 về xóa đăng ký thường trú như sau:
Xóa đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
g) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đã đăng ký thường trú có thẩm quyền xóa đăng ký thường trú và phải ghi rõ lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Như vậy, người vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú.
Trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định dạng hóa đơn điện tử như thế nào là hợp lệ? Tổng cục Thuế thực hiện việc thu hồi tài khoản truy cập Cổng thông tin điện tử khi nào?
- Lỗi đi xe máy trên vỉa hè phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về vượt xe và nhường đường cho xe xin vượt như thế nào?
- Đề xuất về tài chính dự án đầu tư công trình năng lượng một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ là mẫu nào?
- Tỷ lệ xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ?
- Nghị định 178 năm 2024 có áp dụng với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi không? Đối tượng áp dụng Nghị định 178 2024 thế nào?