Nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ là những khoản nợ nào?
Nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
...
4. “Nợ không có khả năng thu hồi” là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
b) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả, không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ.
c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng không có khả năng chi trả.
d) Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền Quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.
đ) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
e) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 01 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 03 năm trở lên và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
...
Như vậy, nợ không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp Nhà nước là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
- Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả, không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ.
- Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng không có khả năng chi trả.
- Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền Quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.
- Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.
- Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 01 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 03 năm trở lên và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.
Nợ không có khả năng thu hồi (Hình từ Internet)
Nợ phải thu không có khả năng thu hồi của doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ được xử lý theo thứ tự nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 7 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Xử lý các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi
- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP được xử lý theo thứ tự sau đây:
+ Doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu tập thể, cá nhân bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Dùng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi để bù đắp.
+ Hạch toán vào chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp, tùy theo trường hợp cụ thể.
Trong trường hợp thực hiện bán nợ theo quy định của pháp luật, sau khi xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu đương sự bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Nợ không có khả năng thu hồi được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp Nhà nước khi nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
...
2. Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ.
...
5. Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Đối với nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Đối với nguyên nhân khách quan, Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp và các phòng ban có liên quan phải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận; nếu xác định các khoản nợ này có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
6. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều này, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
...
Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ.
Đối với nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại khoản 5 nêu trên thì doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ.
Nếu như thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?