Nợ chính quyền địa phương có phải thực hiện kế toán kiểm toán không? Có phải thực hiện công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương không?
Nợ chính quyền địa phương có phải thực hiện kế toán kiểm toán không?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về kế toán nợ chính quyền địa phương như sau:
Kế toán nợ của Chính quyền địa phương
1. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương phải được thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của Luật kế toán, Luật ngân sách nhà nước.
2. Các khoản vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương được hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về kiểm toán nợ chính quyền địa phương như sau:
Kiểm toán nợ của chính quyền địa phương
Việc kiểm toán báo cáo vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương là một nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương được Kiểm toán Nhà nước thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Như vậy, nợ chính quyền địa phương phải được thực hiện hạch toán kế toán tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
Việc kiểm toán báo cáo vay, trả nợ, dư nợ của chính quyền địa phương là một nội dung của kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách địa phương được Kiểm toán Nhà nước thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn.
Có phải thực hiện công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương không? (Hình từ Internet)
Có phải thực hiện công bố thông tin về nợ chính quyền địa phương không?
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương như sau:
Công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương
1. Hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương.
2. Các chỉ tiêu vay, trả nợ của chính quyền địa phương được công bố thông tin, bao gồm:
a) Số dư nợ đầu năm (chi tiết theo từng nguồn vay);
b) Số vay trong năm (chi tiết vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi);
c) Số trả nợ trong năm (chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến các khoản vay của chính quyền địa phương; chi trả nợ gốc);
d) Số dư nợ cuối năm (chi tiết theo từng nguồn vay).
3. Nội dung thông tin công bố, gồm: số liệu và thuyết minh cơ sở số liệu theo các chỉ tiêu vay, trả nợ quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Thời gian công bố thông tin:
a) Đối với kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với dự toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành;
b) Đối với kết quả thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương, công bố cùng với quyết toán ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn, chậm nhất 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.
5. Hình thức công bố thông tin: Đưa lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Sở Tài chính.
Như vậy, hằng năm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin về nợ của chính quyền địa phương bằng hình thức đưa lên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Sở Tài chính.
Các chỉ tiêu vay, trả nợ của chính quyền địa phương được công bố thông tin, bao gồm:
- Số dư nợ đầu năm (chi tiết theo từng nguồn vay);
- Số vay trong năm (chi tiết vay trả nợ gốc, vay để bù đắp bội chi);
- Số trả nợ trong năm (chi trả nợ lãi, phí và các chi phí khác liên quan đến các khoản vay của chính quyền địa phương; chi trả nợ gốc);
- Số dư nợ cuối năm (chi tiết theo từng nguồn vay).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo nợ chính quyền địa phương định kỳ cho Bộ Tài chính bao lâu một lần?
Căn cứ vào Điều 15 Nghị định 93/2018/NĐ-CP quy định về báo cáo nợ chính quyền địa phương như sau:
Báo cáo nợ của chính quyền địa phương
1. Hằng tháng, Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương.
2. Hằng quý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cùng với báo cáo thực hiện dự toán ngân sách theo quy định tại khoản 3 Điều 52 và khoản 2 Điều 59 của Luật ngân sách nhà nước; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình thực hiện ngân sách địa phương và thực hiện kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền địa phương tại kỳ họp cuối năm và báo cáo đánh giá bổ sung tại kỳ họp giữa năm sau.
3. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trái phiếu, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính chi tiết kết quả phát hành theo mẫu tại Mục 2 Phụ lục I Nghị định này. Trong vòng 30 ngày làm việc sau khi kết thúc năm ngân sách, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính tình hình huy động, trả nợ lãi, nợ gốc trái phiếu chính quyền địa phương theo mẫu quy định tại Mục 3 Phụ lục I Nghị định này.
4. Trong vòng 07 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện theo mẫu quy định tại Mục 4 Phụ lục I Nghị định này.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định kỳ 6 tháng báo cáo Bộ Tài chính thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương theo Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, định kỳ 6 tháng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo việc thực hiện kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương cho Bộ Tài chính theo Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 93/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?