Những vùng có nguy cơ sụt, lún đất có được áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?

Công trình mà công ty tôi đang thực hiện phải tiến hành khai thác nước dưới đất để phục vụ cho quá trình xây dựng, Tuy nhiên, tôi nghe nói trường hợp công trình tôi thuộc nhóm phải hạn chế khai thác nước dưới đất. Do đó, tôi muốn hỏi những vũng có nguy cơ sụt, lún đất như nơi công trình tôi sắp sửa khai thác có thuộc vùng phải áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất hay không? Để được cấp giấy phép khai thác nước dưới đất, công ty tôi phải đáp ứng điều kiện gì? Ngoài ra, tôi muốn biết cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?

Những vùng có nguy cơ sụt, lún đất có được áp dụng biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất được áp dụng đối với những khu vực sau:

- Khu vực có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước;

- Khu vực có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức;

- Khu vực có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất;

- Khu vực có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;

- Khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng

Theo đó, có thể thấy trường hợp khu vực có nguy cơ sụt, lún đất mà công ty bạn có dự định khai thác thuộc một trong những khu vực bị hạn chế khai thác nước dưới đất.

Để được tiến hành khai thác nước dưới đất cần đáp ứng điều kiện gì?

Khai thác nước dưới đất

Khai thác nước dưới đất

Tại Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 có quy định về việc thăm dò, khai thác nước dưới đất cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân thăm dò nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 44 của Luật này.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 như sau:

"1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép:
a) Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
b) Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
d) Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
đ) Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký."

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp ngoại lệ không phải đăng ký, không phải xin phép, tổ chức muốn tiến hành khai thác nước dưới đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất?

Căn cứ khoản 3 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất cụ thể như sau:

Việc cấp giấy phép khai thác nước dưới đất phải căn cứ vào quy hoạch tài nguyên nước, kết quả điều tra cơ bản, thăm dò nước dưới đất, tiềm năng, trữ lượng nước dưới đất và các quy định tại khoản 4 Điều này.

Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 02/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 20/03/2023) quy định thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước như sau:

(1) Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

- Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

- Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

- Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên;

- Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên;

- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;

- Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

- Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.

(3) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại điểm b, điểm h khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, cơ quan tiếp nhận quản lý hồ sơ, giấy phép được quy định tại Điều 29 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:

Cơ quan tiếp nhận và quản lý hà sơ, giấy phép
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:
1. Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Trước đây, tại Điều 28 Nghị định 201/2013/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/03/2023) thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:

Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:

a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;

đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;

e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;

g) Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;

h) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 29 Thông tư 201/2013/NĐ-CP quy định về cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép như sau:

Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép

Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:

1. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Khai thác nước dưới đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất 2024 ra sao? Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất gồm những gì?
Pháp luật
Việc xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu gì theo quy định tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 tại Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo hướng dẫn tại Nghị định 53/2024/NĐ-CP ra sao?
Pháp luật
Công trình khai thác nước dưới đất là gì? Hướng dẫn xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất từ 1/7/2024 ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp khai thác nước dưới đất có bị hạn chế khai thác ở khu vực xảy ra dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý hay không?
Pháp luật
Từ 01/7/2026 hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt phải thực hiện kê khai theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép khai thác nước dưới đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bị rách được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi sẽ gồm những gì? Và nộp cho cơ quan nào?
Pháp luật
Khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn do khai thác nước dưới đất thuộc vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khai thác nước dưới đất
774 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khai thác nước dưới đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào