Những trường hợp nào thì người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Hồ sơ hưởng khoản tiền này gồm những giấy tờ gì?
Người cao tuổi là từ bao nhiêu tuổi? Trường hợp nào thì người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi như sau:
"Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên."
Và căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
"5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng."
Như vậy người cao tuổi ở Việt Nam là công dân 60 tuổi trở lên và để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thì phải thuộc các đối tượng được nêu tại quy định trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Người cao tuổi 2009 và điểm c khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Trường hợp, đối tượng thuộc diện hưởng chính sách đã qua đời mà chưa làm hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội thì không có căn cứ để xem xét hưởng chế độ.
Nên trong trường hợp bà của bạn chưa làm hồ sơ để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi thì không có căn cứ truy lĩnh trợ cấp này.
Người cao tuổi (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
"1. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này."
Và đối với người cao tuổi sẽ áp dung mẫu số 1d Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp đối với người cao tuổi là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
"1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
[...] đ) Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5. [...]"
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội như sau:
"2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác."
Như vậy căn cứ vào mức chuẩn và hệ số của từng đối tượng theo quy định trên mà ta tính được mức hưởng trợ cấp cụ thể của từng nhóm người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- 07 nguyên tắc làm việc của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Cơ cấu tổ chức như thế nào?
- Cơ quan nào quy định việc kết nạp đoàn viên danh dự? Quyền của đoàn viên danh dự được pháp luật quy định như thế nào?
- Xử lý hành vi phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ như thế nào theo quy định?
- Điều kiện để người có chứng chỉ kế toán viên được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua hộ kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?