Những trường hợp nào được từ chối tiếp công dân? Nguyên tắc và trách nhiệm tiếp công dân được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi những trường hợp nào cơ quan nhà nước được từ chối tiếp công dân? Trách nhiệm tiếp công dân được quy định như thế nào? Công dân khi đến khiếu nại tại cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Tiếp công dân là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 quy định về hoạt động tiếp công dân như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thường xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất."

Những trường hợp nào được từ chối tiếp công dân?

Các trường hợp cơ quan nhà nước được từ chối tiếp công dân được quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, cụ thể như sau:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;

- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;

- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 Trường hợp từ chối tiếp công dân

Trường hợp từ chối tiếp công dân

Nguyên tắc và trách nhiệm trong việc tiếp công dân được quy định như thế nào?

* Nguyên tắc tiếp công dân theo Điều 3 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:

- Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

* Theo đó trách nhiệm tiếp công dân được thực hiện bởi những chủ thể được quy định tại Điều 4 Luật Tiếp công dân 2013 như sau:

- Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân bao gồm:

+ Chính phủ;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;

+ Ủy ban nhân dân các cấp;

+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

+ Các cơ quan của Quốc hội;

+ Hội đồng nhân dân các cấp;

+ Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Căn cứ vào quy định của Luật này, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội quy định về việc tiếp công dân trong cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống mình; Chính phủ quy định cụ thể việc tiếp công dân tại các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập.

* Cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiếp công dân phải đảm bảo thực hiện trách nhiệm tiếp công dân được quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013 như sau:

- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.

- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.

- Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.

- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Công dân đến khiếu nại tại cơ quan nhà nước có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 như sau:

- Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền sau đây:

+ Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;

+ Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;

+ Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các nghĩa vụ sau đây:

+ Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);

+ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;

+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;

+ Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.

Như vậy, tiếp công dân là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật. Khi thực hiện đón tiếp công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đón tiếp phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm của mình, trừ các trường hợp được từ chối tiếp công dân. Theo đó, công dân khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo tại cơ quan nhà nước cũng được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào công chức tiếp công dân tại trụ sở Cơ quan Tổng cục Hải quan được từ chối tiếp công dân?
Pháp luật
Lịch tiếp công dân của Tổng cục Hải quan như thế nào? Phải mang theo những giấy tờ gì khi đến trụ sở tiếp công dân của Tổng cục Hải quan?
Pháp luật
Lịch tiếp công dân của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như thế nào? Công dân đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải mang theo những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hoạt động tiếp công dân ở cấp xã có thành lập Ban tiếp công dân hay không? Việc tiếp công dân được thực hiện tại đâu?
Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương có con dấu riêng hay không? Và có bộ phận thường trực tại trụ sở nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp công dân thì có cần phải lập biên bản tiếp công dân không?
Pháp luật
Đề xuất cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không hẹn gặp ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng?
Pháp luật
Địa điểm tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc ở Thành phố Hồ Chí Minh là ở đâu? Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp nào?
Pháp luật
Công văn 2354/TTCP-KHTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
2,458 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào