Những trường hợp nào được đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án?
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án có bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về hiệu lực của quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
“1. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có hiệu lực pháp luật và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án sẽ không bị kháng cáo hay kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án
Trường hợp nào được đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về việc đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
“1. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.”
Đồng thời, tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
“Điều 33. Điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
Kết quả hòa giải thành, đối thoại thành được công nhận khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Các bên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Các bên là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận, thống nhất;
3. Nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
4. Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình;
5. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải, đối thoại thì thỏa thuận, thống nhất chỉ được công nhận khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của họ;
6. Trường hợp các bên thỏa thuận, thống nhất được một phần tranh chấp dân sự, một phần khiếu kiện hành chính thì chỉ được công nhận khi nội dung thỏa thuận, thống nhất không liên quan đến các phần khác của tranh chấp, khiếu kiện đó.”
Như vậy, khi có căn cứ cho rằng nội dung của thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 nêu trên thì bạn có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án.
Thời hạn đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án là bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về việc đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
“2. Các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án có quyền đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà họ không thực hiện được quyền đề nghị theo đúng thời hạn thì thời gian đó không tính vào thời hạn đề nghị.”
Như vậy, thời hạn đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại tòa án là 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà bạn không thực hiện được quyền đề nghị theo đúng thời hạn thì thời gian đó sẽ không tính vào thời hạn đề nghị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?