Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
Các thông tin phải được công khai rộng rãi đến công chúng được quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016, cụ thể như sau:
Thông tin phải được công khai
1. Các thông tin sau đây phải được công khai rộng rãi:
...
h) Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;
i) Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;
k) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành;
...
Như vậy, các thông tin về kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến an toàn lao động phải được công khai rộng rãi đến công chúng.
Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai thông tin rộng rãi đến công chúng không? (hình từ internet)
Có thể công khai thông tin về an toàn lao động bằng các hình thức nào?
Các hình thức công khai thông tin được quy định tại Điều 18 Luật Tiếp cận thông tin 2016 như sau:
Hình thức, thời điểm công khai thông tin
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Đăng Công báo;
d) Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
đ) Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
...
Như vậy, có thể công khai thông tin về an toàn lao động bằng các hình thức sau đây:
- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Đăng Công báo;
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;
- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.
Các thông tin nào phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử?
Căn cứ Điều 19 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định, trong các thông tin quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016, các thông tin sau đây phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử:
(1) Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;
(2) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;
(3) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;
(4) Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay;
(5) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;
(6) Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;
(7) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin;
(8) Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
(9) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử.
Lưu ý: Ngoài các thông tin nêu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động đăng tải thông tin khác do mình tạo ra trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi đeo tai nghe khi lái xe máy 2025 phạt bao nhiêu? Người lái xe máy được sử dụng thiết bị trợ thính khi lái xe không?
- Gen Beta là gì? Trẻ em sinh từ năm nào thì được gọi là Gen Beta? Trẻ em là Gen Beta có những quyền gì theo Luật Trẻ em?
- Thông tư 56/2024 quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao?
- Năm 2025 nồng độ cồn bao nhiêu không bị phạt? Mức phạt nồng độ cồn cao nhất đối với xe máy, ô tô?
- Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?