Những tập thể nào đủ điều kiện được xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng? Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu gồm những thành phần nào?
Những tập thể nào đủ điều kiện được xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng?
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng được quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BXD như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”
Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng” được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 26 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, Điều 12 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và các khoản 1, 2 Điều 8 của Thông tư số 12/2019/TT-BNV, gồm:
1. Là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực, cụm, khối thi đua thuộc ngành Xây dựng, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
2. Có nhân tố mới, mô hình mới có hiệu quả cho các tập thể khác trong cùng lĩnh vực học tập;
3. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
Theo đó, danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng được xét tặng hàng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong các lĩnh vực, cụm, khối thi đua thuộc ngành Xây dựng, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;
- Có nhân tố mới, mô hình mới có hiệu quả cho các tập thể khác trong cùng lĩnh vực học tập;
- Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội.
Danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Ai cớ thẩm quyền quyết định việc xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng?
Thẩm quyền quyết định việc xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BXD như sau:
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
...
2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định tặng:
a) Danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng”;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua ngành Xây dựng”;
d) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
đ) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Xây dựng”;
e) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Danh hiệu “Lao động tiên tiến” và danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến” cho tập thể, cá nhân thuộc các Vụ, Văn phòng Đảng - đoàn thể.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có thẩm quyền quyết định việc việc xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng cho những tập thể đạt yêu cầu theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2020/TT-BXD.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng gồm những thành phần nào?
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 04/2020/TT-BXD như sau:
Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Bộ
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Xây dựng” gồm 01 bộ bản chính (theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP), gồm có:
a) Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng;
b) Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
c) Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
d) Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước của tập thể được đề nghị khen thưởng (đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước được đề nghị khen thưởng);
đ) Văn bản nhận xét, đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đề nghị khen thưởng (đối với các Sở thuộc ngành Xây dựng); Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã, nơi đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn về việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của đơn vị tại địa phương (đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không trực thuộc Bộ Xây dựng).
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Xây dựng gồm những thành phần sau đây:
- Tờ trình của đơn vị kèm theo danh sách tập thể được đề nghị khen thưởng;
- Biên bản họp xét khen thưởng của Hội đồng thi đua, khen thưởng cấp trình khen thưởng;
- Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình khen thưởng;
- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước của tập thể được đề nghị khen thưởng (đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước được đề nghị khen thưởng);
- Văn bản nhận xét, đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đề nghị khen thưởng (đối với các Sở thuộc ngành Xây dựng);
Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã, nơi đơn vị có trụ sở đóng trên địa bàn về việc chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của đơn vị tại địa phương (đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không trực thuộc Bộ Xây dựng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?