Những tài sản nào của thành viên cơ quan lãnh sự không được mang theo khi rời khỏi lãnh thổ của Nước tiếp nhận?
- Những tài sản nào của thành viên cơ quan lãnh sự không được mang theo khi rời khỏi lãnh thổ của Nước tiếp nhận?
- Trong những hoàn cảnh đặc biệt thì việc bảo vệ trụ sở và tài liệu của cơ quan lãnh sự được thực hiện như thế nào?
- Trong quan hệ lãnh sự thì Nước cử có quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận không?
Những tài sản nào của thành viên cơ quan lãnh sự không được mang theo khi rời khỏi lãnh thổ của Nước tiếp nhận?
Căn cứ theo Điều 26 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc rời lãnh thổ Nước tiếp nhận
Nước tiếp nhận phải bảo đảm, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang, cho thành viên cơ quan lãnh sự và các nhân viên phục vụ riêng không có quốc tịch nước mình, cũng như thành viên gia đình sống chung trong cùng hộ với họ, không phân biệt quốc tịch, có thời gian và những điều kiện dễ dàng cần thiết để họ có thể chuẩn bị rời và lên đường trong thời hạn sớm nhất sau khi những người đó chấm dứt chức năng của mình. Đặc biệt là trong trường hợp cần thiết, Nước tiếp nhận phải cung cấp cho họ phương tiện vận tải cần thiết để chở người và tài sản, trừ những tài sản có được ở Nước tiếp nhận đang bị cấm xuất khẩu khi họ rời đi.
Theo đó thì, đặc biệt là trong trường hợp cần thiết, Nước tiếp nhận phải cung cấp cho thành viên cơ quan lãnh sự và các nhân viên phục vụ riêng không có quốc tịch nước mình, cũng như thành viên gia đình sống chung trong cùng hộ với họ phương tiện vận tải cần thiết để chở người và tài sản, trừ những tài sản có được ở Nước tiếp nhận đang bị cấm xuất khẩu khi họ rời đi.
Quan hệ lãnh sự (Hình từ Internet)
Trong những hoàn cảnh đặc biệt thì việc bảo vệ trụ sở và tài liệu của cơ quan lãnh sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Việc bảo vệ trụ sở và hồ sơ lưu trữ lãnh sự, bảo vệ quyền lợi của Nước cử trong những hoàn cảnh đặc biệt
1. Trong những trường hợp quan hệ lãnh sự giữa hai nước bị cắt đứt:
a) Nước tiếp nhận phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng tài sản và hồ sơ lưu trữ của cơ quan lãnh sự, ngay cả trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
b) Nước cử có thể uỷ nhiệm cho một Nước thứ ba trông coi trụ sở cơ quan lãnh sự cùng tài sản trong đó và hồ sơ lưu trữ lãnh sự nếu được Nước tiếp nhận chấp thuận.
c) Nước cử có thể uỷ nhiệm việc bảo vệ quyền lợi của mình và của công dân mình cho một Nước thứ ba nếu được Nước tiếp nhận chấp thuận.
2. Trong trường hợp một cơ quan lãnh sự đóng cửa tạm thời hay vĩnh viễn, các quy định ở tiết (a) khoản 1 Điều này sẽ được áp dụng. Ngoài ra:
a) Nếu Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao ở Nước tiếp nhận nhưng có một cơ quan lãnh sự khác trên lãnh thổ Nước đó thì cơ quan lãnh sự này có thể được uỷ nhiệm trông coi trụ sở của cơ quan lãnh sự đã đóng cửa, cùng tài sản trong đó và hồ sơ lãnh sự, và nếu được Nước tiếp nhận đồng ý, thì có thể thực hiện chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của cơ quan lãnh sự đã đóng cửa; hoặc
b) Nếu Nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao và không có cơ quan lãnh sự nào khác tại Nước tiếp nhận thì các quy định ở tiết (b) và (c) khoản 1 Điều này sẽ được áp dụng.
Như vậy, trong những hoàn cảnh đặc biệt thì việc bảo vệ trụ sở và tài liệu của cơ quan lãnh sự được thực hiện theo quy định trên.
Trong quan hệ lãnh sự thì Nước cử có quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Công ước Viên về quan hệ lãnh sự do Liên Hợp Quốc ban hành năm 1963 quy định như sau:
Sử dụng quốc kỳ và quốc huy
1. Nước cử có quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận theo những quy định ở Điều này.
2. Quốc kỳ và quốc huy của Nước cử có thể được treo trên toà nhà ở cửa ra vào trụ sở cơ quan lãnh sự, trên nhà ở của người đứng đầu cơ quan lãnh sự và trên các phương tiện giao thông của người đứng đầu cơ quan lãnh sự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức.
3. Trong việc thực hiện quyền ghi ở Điều này, cần phải tôn trọng luật, quy định này và tập quán của Nước tiếp nhận.
Như vậy, trong quan hệ lãnh sự thì Nước cử có quyền sử dụng quốc kỳ và quốc huy của mình tại Nước tiếp nhận nhưng phải theo những quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?