Những người khai thác khoáng sản phải lưu trữ bản giấy các tài liệu nào về xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế?
- Người khai thác khoáng sản có trách nhiệm trong việc lập các tài liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế như thế nào?
- Những người khai thác khoáng sản phải lưu trữ bản giấy các tài liệu nào về xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế?
- Khi khai thác khoáng sản rắn thì thực hiện xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo phương pháp nào?
Người khai thác khoáng sản có trách nhiệm trong việc lập các tài liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT truy định về trách nhiệm lập các tài liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế như sau:
Trách nhiệm trong việc lập chứng từ, sổ sách, tài liệu, thông tin, số liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm lập chứng từ, sổ sách, tài liệu, thông tin, số liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế từ khi bắt đầu khai thác mỏ cho tới khi kết thúc, đóng cửa mỏ, gồm:
1. Lập, cập nhật, quản lý sổ sách, tài liệu về kỹ thuật, chứng từ, tài liệu về tài chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 41 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và các biểu mẫu thống kê ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP. Đối với trạm cân, phải lắp đặt phù hợp với điều kiện địa hình, điều kiện khai thác của mỏ, đảm bảo kiểm soát được toàn bộ khoáng sản nguyên khai đưa ra khởi khu vực được phép khai thác. Chủng loại, kích thước của cân đặt tại trạm cân được lựa chọn phù hợp với quy mô, công suất, hạ tầng kỹ thuật của mỏ; loại hình mỏ, loại khoáng sản khai thác và loại phương tiện vận chuyển khoáng sản.
3. Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP, hàng năm phải tổng hợp số liệu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, bao gồm cả khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và khối lượng đất đá thải (nếu có) để đưa vào báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản.
4. Thực hiện quy định tại Điều 43 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin, số liệu ghi trong sổ sách, tài liệu kỹ thuật, hóa đơn, chứng từ tài chính, mẫu biểu thống kê và các tài liệu khác có liên quan để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế.
5. Việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy trình, phương pháp quy định tại Thông tư này.
Theo đó thì người khai thác khoáng sản có trách nhiệm lập các chứng từ, sổ sách, tài liệu, thông tin, số liệu để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế từ khi bắt đầu khai thác mỏ cho tới khi kết thúc, đóng cửa mỏ. Cụ thể các tài liệu được quy định tại Điều trên.
Tải về mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Những người khai thác khoáng sản phải lưu trữ bản giấy các tài liệu nào về xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế? (Hình từ Internet)
Những người khai thác khoáng sản phải lưu trữ bản giấy các tài liệu nào về xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT quy định các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lưu trữ các tài liệu ở dạng văn bản giấy gồm:
- Bản đồ hiện trạng;
- Bản vẽ mặt cắt hiện trạng;
- Tài liệu về thông tin thay đổi chất lượng, trữ lượng khoáng sản, hình thái thân khoáng sản trong kỳ lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng;
- Báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại;
- Sổ sách, chứng từ, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế;
- Báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản.
Khi khai thác khoáng sản rắn thì thực hiện xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế theo phương pháp nào?
Tùy thuộc vào loại hình khoáng sản rắn được khai thác, sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được xác định theo phương pháp được quy định tại Điều 18 Thông tư 17/2020/TT-BTNMT như sau:
Phương pháp xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế đối với khoáng sản rắn
Tùy thuộc vào loại hình khoáng sản rắn được khai thác, sản lượng khoáng sản khai thác thực tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP được xác định như sau:
1. Sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được lấy theo số liệu là trung bình cộng của các nguồn số liệu xác định theo các điểm a, b, c và điểm d Khoản này trong trường hợp chênh lệch giữa các nguồn số liệu nhỏ hơn hoặc bằng hệ số tổn thất định mức (tính theo %) xác định trong thiết kế mỏ đã phê duyệt.
a) Số liệu sản lượng từ tính toán khối lượng khoáng sản khai thác tại vị trí khai thác trên cơ sở bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác;
b) Số liệu sản lượng tổng hợp, thống kê vận chuyển qua trạm cân;
c) Số liệu sản lượng thống kê, tính toán từ thông tin, số liệu về giao nhận, vận tải khoáng sản; sàng tuyển, phân loại làm giàu khoáng sản; nhập kho, xuất kho và tồn kho khoáng sản (bao gồm cả khoáng sản nguyên khai và khoáng sản đã qua sàng tuyển, phân loại làm giàu; khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm); hao hụt khi đưa khoáng sản đi tiêu thụ (lưu kho, bốc xếp, vận chuyển,...);
d) Số liệu sản lượng tổng hợp, thống kê từ các hóa đơn, chứng từ về nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
3. Sự sai lệch số liệu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế xác định theo từng khâu công nghệ khai thác quy định tại khoản 1 Điều này khi so sánh với nhau không được vượt quá hệ số tổn thất định mức (tính theo %) xác định trong thiết kế mỏ đã phê duyệt. Trường hợp chênh lệch giữa các nguồn số liệu lớn hơn hệ số tổn thất định mức (tính theo %) xác định trong thiết kế mỏ đã phê duyệt mà phù hợp với điều kiện thực tế tại năm tính toán thì sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được lấy theo số liệu có giá trị lớn nhất từ nguồn xác định theo một trong các điểm a, b, c hoặc điểm d khoản 1 Điều này.
Khối lượng đất đá thải, sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm nêu tại khoản 2 Điều này phải được thống kê, kiểm kê riêng biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?